Theo số liệu do Chính phủ Nhật Bản công bố vào 18/05, tăng trưởng kinh tế Quý I/2020 của quốc gia này đã giảm 0,9% so với Quý IV năm 2019. Số liệu này khiến kinh tế Nhật Bản giảm quý thứ hai liên tiếp và được coi đã bước vào suy thoái. Sự suy thoái của kinh tế Nhật Bản bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân như tăng thuế tiêu dùng, sự cạnh tranh gay gắt của Trung Quốc và đại dịch COVID 19. Đây sẽ là những bài học đắt giá mà Việt Nam có thể học hỏi trong tương lai để tránh một kịch bản tương tự.
>> Đọc thêm: Kịch bản nào cho nền kinh tế Việt Nam 6 tháng cuối năm 2020
Mục lục
Tình hình suy thoái kinh tế Nhật Bản
Theo số liệu do Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố. So với cùng kỳ năm 2019, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nhật Bản đã giảm đến 3,45 trong Quý I/2020. Các số liệu khác như tiêu dùng tư nhân, chi tiêu vốn và xuất khẩu cũng đều ghi nhận giảm. Trước đó Quý IV/2019, kinh tế Nhật Bản ghi nhận mức giảm 7,3% so với cùng kỳ năm 2018. Việc tăng trưởng âm hai quý liên tiếp đã khiến kinh tế Nhật Bản chính thức rơi vào suy thoái. Lần suy thái gần nhất của kinh tế Nhật Bản là vào cuối năm 2015.
Dịch COVID 19 được coi là nguyên nhân chính dẫn đến suy thoái kỹ thuật của Nhật Bản. Doanh thu từ du lịch của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới giảm đến 90%, ngành công nghiệp và thương mại gần như đình trệ trong khi Olympic Tokyo 2020 bị hoãn vô thời hạn. Mặc dù vật Nhật Bản so với các nền kinh tế khác như Mỹ, Trung Quốc vẫn có số ca nhiễm COVID 19 thấp với hơn 16.000 ca trên cả nước và 750 ca tử vong.
Nguyên nhân dẫn đến suy thoái kinh tế Nhật Bản
Suy thoái kinh tế Nhật Bản đã được các chuyên gia kinh tế dự báo trong một vài năm trở lại đây. Tuy nhiên ảnh hưởng của COVID 19 như giọt nước tràn ly đối với nền kinh tế Nhật Bản vốn đã khủng hoảng. Có thể kể đến một số nguyên nhân sau dẫn đến sự suy thoái kinh tế Nhật Bản như:
– Cơn bão Hagibis đổ bộ vào Nhật Bản trong những tháng mùa thu 2019 khiến quốc gia phải gồng mình hứng chịu. Thiệt hại do cơn bão gây ra ảnh vẫn chưa được khắc phục hoàn toàn;
– Năm 2019 Nhật Bản thực hiện nâng thuế tiêu dùng từ 8% lên 10%. Việc nâng thuế đã khiến tiêu dùng cá nhân, vốn đóng góp hơn một nửa vào nền kinh tế 5000 tỷ USD của Nhật Bản giảm 0,7% trong Quý I/2020;
– Triển vọng phát triển kinh tế của Nhật Bản trong các năm 2018 – 2019 đã được dự báo không mấy sáng sủa. Và số liệu trên thực tế cũng không khả quan. Nhật Bản tránh được suy thoái kinh tế về mặt kỹ thuật do trước đây chưa có hai Quý nào tăng trưởng âm liên tiếp;
– Ảnh hưởng của COVID 19 đến nền kinh tế thế giới là đòn giáng mạnh khiến kinh tế Nhật Bản tăng trưởng âm trong Quý IV/2019 và Quý I/2020. Đây là yếu tố bất ngờ mà Chính phủ Nhật Bản không lường trước được.
– Nền kinh tế Nhật Bản hiện nay đã vượt qua giai đoạn “phát triển thần kỳ”, dân số già và không có yếu tố mới để khai thác kinh tế khiến Nhật Bản tụt lại phía sau Trung Quốc và trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới.
Từ những lý do trên có thể thấy nguy cơ suy thoái đã hiện hữu với nền kinh tế Nhật Bản từ trước năm 2020. Chính phú Nhật Bản đã có những chính sách để tránh dự báo suy thoái trở thành hiện thực. Tuy nhiên COVID 19 đã khiến tất cả các kế hoạch, dự định trên bị xáo trộn. Có thế thấy COVID 19 không phải là nguyên nhân duy nhất nhưng là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến suy thoái kinh tế Nhật Bản.
Bài học cho Việt Nam từ suy thoái kinh tế Nhật Bản
Việt Nam và Nhật Bản đều là những quốc gia bị ảnh hưởng bởi COVID 19. Bài học từ suy thoái nền kinh tế Nhật Bản rất quý giá đối với Việt Nam để tránh rơi vào trường hợp tương tự.
– Việc tăng thuế hàng hoá tiêu dùng trong khi nền kinh tế vẫn chưa phục hồi, sức mua của người dân thấp sẽ là nguy cơ tiềm tàng đối với nền kinh tế trong tương lai. Việt Nam dù là nước có dân số đông với trên 90 triệu người nhưng việc không bình ổn được giá cả hàng hoá trên thị trường tất yếu sẽ giảm sức tiêu dùng. Điều này về lâu dài sẽ có tác động không tốt đến nền kinh tế, nhất là khi nước ta vẫn đang trong giai đoạn phát triển;
– Giữ chỉ số tăng trưởng ở mức dương trong hai quý liên tiếp nhằm tránh rơi vào suy thoái suy cho cùng cũng chỉ là số liệu về mặt kỹ thuật. Nền kinh tế Nhật Bản từ những năm gần đây đã có dấu hiệu khủng hoảng. Điều quan trọng nhất khi đánh giá một nên kinh tế vẫn là sức mạnh thực chất, khả năng phục hồi. Các số liệu báo cáo sẽ không có giá trị nếu bản thân nền kinh tế đó tồn tại yếu kém;
– Việc không lường trước được các tác động của COVID 19 khiến Chính phủ Nhật Bản không kịp đề ra những thay đổi kịp thời nhằm giúp kinh tế không rơi vào khủng hoảng. Việt Nam là quốc gia có kinh nghiệp cân bằng giữa phòng chống dịch đi kèm đảm bảo kinh tế. Dịch SARS năm 2003 và dịch COVID 19 hiện nay chính là minh chứng rõ ràng nhất cho khẳng định này.
Tại sao bạn nên sử dụng dịch vụ của chúng tôi?
Là Công ty chuyên về lĩnh vực sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp, đầu tư. Chúng tôi tự hào mình là một trong những nhà cung cấp dịch vụ pháp lý hàng đầu Việt Nam.
Với đội ngũ chuyên môn giàu kinh nghiệm, chúng tôi tin rằng mình sẽ làm hài lòng Quý khách bởi chất lượng dịch vụ của mình.
Qua những khâu tuyển chọn chặt chẽ và nghiêm khắc, mỗi một chuyên viên tư vấn pháp lý của chúng tôi đều là những người đã hỗ trợ cho hàng trăm doanh nghiệp lớn nhỏ trên khắp cả nước, đáp ứng được kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tế.
Hy vọng rằng với những tư vấn của chúng tôi sẽ giải quyết được những vướng mắc của Quý Khách về Suy thoái kinh tế Nhật Bản năm 2020 và bài học cho Việt Nam. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc, Quý khách hàng có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty TNHH Tư vấn pháp lý LNP.
________________________________
Với kinh nghiệm 10 năm trong nghề, chúng tôi với đội ngũ Luật sư và chuyên viên tư vấn tự tin cung cấp dịch vụ pháp lý của mình đến khách hàng trên toàn quốc.
Liên hệ Luật sư tư vấn và hỗ trợ tất cả các Dịch vụ liên quan đến Sở hữu trí tuệ, Doanh nghiệp, Đầu tư:
LNP LAW
Địa chỉ: Tầng 4, Số 225A Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội.
Điện thoại: 024-63-2929-36
HOTLINE: 0968896603
Email: lawyer@lnplegal.com