Thành lập chi nhánh công ty là sự lựa chọn hàng đầu của các công ty khi muốn mở rộng hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, thủ tục thành lập chi nhánh tốn khá nhiều thời gian, công sức.
Đọc thêm: 9 lý do Nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư kinh tế năm 2020
Đọc thêm: Góp vốn của Nhà đầu tư nước ngoài vào công ty Việt Nam
Mục lục
1. Quy định về việc thành lập chi nhánh.
Thứ nhất, chi nhánh công ty khi thành lập được hoạt động kinh doanh như công ty mẹ. Chi nhánh được quyền đăng ký con dấu riêng. Thay công ty mẹ ký hợp đồng kinh tế.
Thứ hai, chi nhánh công ty có thể kê khai nộp thuế riêng như một đơn vị độc lập nếu như chi nhánh đó đăng ký hạch toán độc lập.
Thứ ba, việc chi nhánh hoạt động độc lập giúp khách hàng thuận tiện hơn. Cụ thể là chỉ cần đến chi nhánh gần nhất để giao dịch thay vì phải đến trực tiếp trụ sở chính của công ty. Cùng với sự phát triển của các doanh nghiệp, việc thành lập chi nhánh là nhu cầu tất yếu.
Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2014 có quy định về chi nhánh công ty: “Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp. Có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp. Kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.”
Như vậy, theo quy định trên, có thể nhận định rằng, chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp. Ngoài ra, đây là bộ phận không thể tách rời trong việc vận hành của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, chi nhánh công ty không có tư cách pháp nhân. Chi nhánh công ty chỉ thực hiện hoạt động của mình theo nội dung đã đăng ký cũng như quy định của công ty mẹ.
2. Tài liệu hồ sơ cần có để tiến hành thành lập chi nhánh công ty.
– Quyết định bằng văn bản và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên. Của chủ sở hữu công ty hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty TNHH một thành viên. Của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về việc thành lập chi nhánh;
– Thông báo về việc đăng ký hoạt động chi nhánh;
– Bản sao có chứng thực GCN ĐKKD của công ty mẹ;
– Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh;
– Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đứng đầu chi nhánh:
+ Đối với người đứng đầu chi nhánh là người Việt Nam: Cung cấp bản sao công chứng Chứng minh thư nhân dân. Hoặc Thẻ CCCD hoặc Hộ chiếu;
+ Đối với người đứng đầu chi nhánh là người nước ngoài: Cung cấp bản sao công chứng Hộ chiếu và Thẻ tạm trú;
– Văn bản ủy quyền cho công ty chúng tôi – đại diện làm thủ tục đăng ký thành lập chi nhánh.
3. Quy trình thực hiện thủ tục thành lập chi nhánh.
Bước 1: Tiếp nhận thông tin của khách hàng về việc thành lập chi nhánh công ty.
Tại bước này, cần phải lựa chọn hình thức đăng ký kinh doanh của chi nhánh công ty. Việc lựa chọn phải dựa theo mục đích kinh doanh của công ty. Công ty chúng tôi tư vấn về địa điểm đăng ký, ngành nghề kinh doanh. Cách thức đặt tên chi nhánh và thuế của chi nhánh trong quá trình hoạt động.
Bước 2: Tiến hành chuẩn bị hồ sơ pháp lý thành lập chi nhánh.
Các tài liệu cần thiết cho việc tiến hành theo mục 2 nêu trên.
Bước 3: Nộp hồ sơ thành lập chi nhánh công ty.
Thực hiện thủ tục nộp hồ sơ thành lập chi nhánh công ty tại Phòng đăng ký kinh doanh. ( Thuộc Sở Kế hoạch đầu tư nơi đặt chi nhánh công ty ).
Nộp bản Giấy: Hồ sơ nộp tại bộ phận một cửa của Sở kế hoạch đầu tư nơi chi nhánh đặt trụ sở chính.
Nộp hồ sơ online: Hồ sơ được Scan bằng File PDF. Hoặc File Ảnh nộp tại cổng thông tin ĐKKD thông qua tài khoản Sở Kế hoạch đầu tư cấp.
Bước 4: Nhận giấy phép đăng ký kinh doanh thành lập chi nhánh.
Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp GCN hoạt động chi nhánh. Trường hợp hồ sơ có sai sót, doanh nghiệp sẽ nhận thông báo để sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo đúng quy định.
Lưu ý về các trường hợp được miễn thuế môn bài năm 2020 tại Nghị định 22/2020/NĐ-CP.
- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (bao gồm cả chi nhánh. Văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Theo quy định của pháp luật về HTX nông nghiệp
- Quỹ tín dụng nhân dân; chi nhánh. Văn phòng đại diện. Địa điểm kinh doanh của hợp tác xã. Liên hiệp hợp tác xã và của doanh nghiệp tư nhân kinh doanh tại địa bàn miền núi. Địa bàn miền núi được xác định theo quy định của Ủy ban Dân tộc
- Miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập hoặc ra hoạt động sản xuất, kinh doanh. (Từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12) đối với:
Tổ chức thành lập mới. (Được cấp mã số thuế mới, mã số doanh nghiệp mới). - Hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân lần đầu ra hoạt động sản xuất, kinh doanh.
- Trong thời gian miễn lệ phí môn bài, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thì chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh được miễn lệ phí môn bài trong thời gian tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân được miễn lệ phí môn bài.
Ngoài ra, một số trường hợp khác được miễn thuế môn bài, cụ thể:
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển từ hộ kinh doanh (theo quy định tại Điều 16 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa) được miễn lệ phí môn bài trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu.
- Trong thời gian miễn lệ phí môn bài, doanh nghiệp nhỏ và vừa thành lập chi nhánh. Văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thì chi nhánh. Văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh được miễn lệ phí môn bài trong thời gian doanh nghiệp nhỏ và vừa được miễn lệ phí môn bài.
- Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa. (Thuộc diện miễn lệ phí môn bài theo quy định tại Điều 16 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa) được thành lập trước thời điểm Nghị định 22/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành thì thời gian miễn lệ phí môn bài của chi nhánh. Văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh. Tính từ ngày Nghị định 22/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành đến hết thời gian doanh nghiệp nhỏ và vừa được miễn lệ phí môn bài.