Thành lập chi nhánh công ty tại Singapore theo quy định pháp luật hiện nay

Singapore là một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển ổn định qua các năm. Với hàng loạt các máy móc, cơ sở hạ tầng hiện đại, Singapore ngày càng thu hút các nhà đầu tư đầu tư nước ngoài. Với lợi thế về nguồn nhân lực chất lượng cao, mối quan hệ tốt giữa hai nước: Việt Nam – Singapore ngày càng hữu nghị bền chặt và Singapore luôn dành rất nhiều những ưu đãi cho các nhà đầu tư Việt Nam.

Thủ tục thành lập chi nhánh tại Singapore

Thủ tục cấp GCN đầu tư ra nước ngoài

Trước khi tiến hành đầu tư thành lập chi nhánh tại Singapore, Nhà đầu tư cần tiến hành thủ tục cấp GCN đầu tư ra nước ngoài.

Quy định này nhằm kiếm soát đầu tư và phát triển kinh tế Việt Nam, cũng như nguồn vốn đầu tư và lợi nhuận thu về sau dự án đầu tư được minh bạch.

Hồ sơ cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài

  • Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
  • Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
  • Đề xuất dự án đầu tư;
  • Văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự án đầu tư
  • Văn bản Cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản của tổ chức tín dụng được phép cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư;
  • Tài liệu xác nhận địa điểm thực hiện dự án đầu tư đối với các dự án: Dự án năng lượng; Dự án nuôi, trồng, đánh bắt, chế biến sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy hải sản; Dự án đầu tư trong lĩnh vực khảo sát, thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản; Dự án đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất, chế biến, chế tạo; Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh bất động sản, cơ sở hạ tầng. Các văn bản tài liệu có thể là: Giấy phép đầu tư hoặc văn bản có giá trị tương đương của quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư, trong đó có nội dung xác định địa điểm và quy mô sử dụng đất Quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; Hợp đồng trúng thầu, thầu khoán hoặc hợp đồng giao đất, cho thuê đất; hợp đồng hợp tác đầu tư, kinh doanh, trong đó xác định rõ địa điểm, quy mô sử dụng đất; Thỏa thuận nguyên tắc về việc giao đất, cho thuê đất, thuê địa điểm kinh doanh, thỏa thuận hợp tác đầu tư, kinh doanh của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền tại quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư.
  • Quyết định đầu tư ra nước ngoài
  • Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, khoa học và công nghệ, nhà đầu tư nộp văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, Luật chứng khoán, Luật khoa học và công nghệ, Luật kinh doanh bảo hiểm.
  • Văn bản ủy quyền

Đọc thêm: Cấp GCN đầu tư ra nước ngoài

Đọc thêm: Đầu tư ra nước ngoài theo hình thức thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật hiện nay

Xử lý hồ sơ:

Quá trình xử lý hồ sơ thực hiện thủ tục cấp GCN đầu tư ra nước ngoài được tiến hành theo quy định sau:

  • Nhà đầu tư nộp hồ sơ dự án đầu tư cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có liên quan.
  • Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định về những nội dung thuộc thẩm quyền quản lý.
  • Đối với dự án cần Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định và lập báo cáo thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ.
  • Đối với dự án cần Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư: Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước (trong 05 ngày). Hội đồng thẩm định nhà nước tổ chức thẩm định và lập báo cáo thẩm định (trong vòng 90 ngày) và Chính phủ gửi Hồ sơ quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài đến cơ quan chủ trì thẩm tra của Quốc hội (trước khai mạc kỳ họp Quốc hội 60 ngày).

Sau khi có GCN đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư tiến hành đầu tư thành lập chi nhánh tại Singapore.

Thủ tục thành lập chi nhánh tại Singapore

Tại Singapore, nhà đầu tư cũng cần thực hiện thủ tục cấp GCN đầu tư tại Singapore

Hệ thống pháp luật Singapore đối với doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nhiều của pháp luật Anh. Cơ quan có thẩm quyền về đăng ký kinh doanh là Cơ quan quản lý kế toán và doanh nghiệp của Singapore (ACRA). Thủ tục này có thể được thực hiện hoàn toàn qua hệ thống đăng ký trực tuyến của ACRA.

Cũng như Việt Nam, Singapore cũng đưa ra những quy định, ưu đãi riêng đối với từng ngành nghề kinh doanh, đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện, nhà đầu tư cần xuin giấy phép kinh donah tại Singapore. Theo thông tin từ trang Đăng ký kinh doanh, Singapore có 3 loại giấy phép phổ biến, đó là:

     – Giấy phép bắt buộc:

Đây là loại giấy phép cấp cho doanh nghiệp kinh doanh nhưng không phải tất cả các doanh nghiệp mà chỉ một số loại hình doanh nghiệp nhất định đòi hỏi phải có giấy phép đặc biệt này trước khi họ có thể hoạt động. Ví dụ như: Trường tư, các công ty sản xuất video, công ty du lịch, các nhà phân phối rượu, người cho vay, các ngân hàng và các trung tâm chăm sóc trẻ em… Chủ thể kinh doanh sẽ cần phải có giấy phép này khi đăng ký kinh doanh với ACRA.

Hay nói cách khác, doanh nghiệp phải có giấy phép này thì mới được đăng ký kinh doanh. Trong trường hợp này, có thể mất từ 14 ngày đến 2 tháng để có được tất cả các giấy phép cần thiết, để thành lập doanh nghiệp. Điều đặc biệt, pháp luật Singapore tạo điều kiện tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho các chủ thể kinh doanh bằng cách cho phép họ có thể đăng ký kinh doanh và nộp đơn xin giấy phép bắt buộc cùng một lúc bằng cách sử dụng dịch vụ cấp GPKD trực tuyến (OBLS).

Thanh lap chi nhanh tai Singapore

     – Giấy phép nghề nghiệp:

Một cá nhân muốn hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp (ví dụ như: dịch vụ khám chữa bệnh, dịch vụ pháp lý…), phải có giấy phép nghề nghiệp. Loại giấy phép này không cấp cho doanh nghiệp mà cấp cho cá nhân là người quản lý doanh nghiệp hoặc các nhân viên của doanh nghiệp đó. Những ngành phổ biến, yêu cầu phải có giấy phép nghề nghiệp ở Singapore đó là: bác sỹ, luật sư, kiến trúc sư, kế toán… Giấy phép này sẽ được cấp bởi các tổ chức nghề nghiệp hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý tương ứng.

     – Giấy phép hoạt động kinh doanh:

Sau khi được thành lập, đi vào hoạt động, doanh nghiệp phải thực hiện nhiều hoạt động kinh doanh như: dựng biển quảng cáo trên cơ sở của doanh nghiệp, thuê lao động nước ngoài, xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm, buôn bán những hàng hóa bị kiểm soát như rượu, thuốc lá… doanh nghiệp chỉ được thực hiện hoạt động đó khi được cấp giấy phép hoặc được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Ví dụ: Khi doanh nghiệp thực hiện hoạt động xuất, nhập khẩu, bắt buộc phải xin giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu qua TradeNet® – trang thông tin quản lý của Hải quan Singapore. Họ sẽ phải kích hoạt tài khoản hải quan của mình trước khi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa. Hoặc khi doanh nghiệp muốn thực hiện hoạt động quảng cáo, nếu như là quảng cáo ngoài trời thì cần phải xin giấy phép xây dựng của Cơ quan quản lý xây dựng BCA; nếu là quảng cáo các sản phẩm y tế thì cần phải xin giấy phép của Cơ quan khoa học y tế HAS…

Các điều kiện kinh doanh đều được Chính phủ Singapore công khai trên các trang thông tin điện tử chính thức, các doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ cấp phép EnterpriseOne kinh doanh trực tuyến (OBLS) để thực hiện việc xin những giấy phép cần thiết trong thành lập và hoạt động. Điều này rất hữu ích, các doanh nghiệp không phải mất thời gian để đến trực tiếp gặp các cơ quan có thẩm quyền.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về việc thành lập chi nhánh công ty tại Singapore.

Chúng tôi chuyên cung cấp dịch vụ lĩnh vực doanh nghiệp, đầu tư, sở hữu trí tuê, lao động.

Dịch vụ Thành lập chi nhánh tại Singapore của LNP LAW chúng tôi bao gồm:

  • Tư vấn tới khách hàng những vấn đề pháp lý liên quan trước và sau khi tiến hành công việc;
  • Hỗ trợ khách hàng chuẩn bị hồ sơ, tài liệu thực hiện thủ tục;
  • Theo dõi, sửa đổi hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
  • Trả kết quả cho khách hàng và tư vấn hỗ trợ các vấn đề pháp lý sau thành lập;
  • Tư vấn pháp lý thường xuyên…

Tại sao bạn nên sử dụng dịch vụ Thành lập chi nhánh tại Singapore của LNP LAW?

  • Là Công ty chuyên về lĩnh vực dân sự, sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp, đầu tư, Chúng tôi tự hào mình là một trong những nhà cung cấp dịch vụ pháp lý hàng đầu Việt Nam.
  • Với đội ngũ chuyên môn giàu kinh nghiệm, chúng tôi tin rằng mình sẽ làm hài lòng Quý khách bởi chất lượng dịch vụ của mình.
  • Qua những khâu tuyển chọn chặt chẽ và nghiêm khắc, mỗi một chuyên viên tư vấn pháp lý của chúng tôi đều là những người đã hỗ trợ cho hàng trăm doanh nghiệp lớn nhỏ trên khắp cả nước, đáp ứng được kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tế.
  • Chúng tôi hỗ trợ Quý khách hàng Thủ tục tại Việt Nam và tại Singapore trọn gói;
  • LNP LAW hỗ trợ khách hàng mở chi nhánh/Công ty tại Singapore các vấn đề pháp lý khác liên quan như: người đại diện theo pháp luật; Thuế và Kế toán; Địa điểm trụ sở chính và địa điểm văn phòng làm việc… (trong trường hợp khách hàng chưa có những vấn đề này đủ điều kiện)
  • Hỗ trợ khách hàng sau thành lập với các thủ tục kế toán – thuế;
  • Ưu đãi phí dịch vụ đối với khách hàng thành lập tổ chức kinh tế tại nước ngoài đối với các Dịch vụ: Đăng ký nhãn hiệu Quốc tế; Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu; Soạn thảo/Tư vấn các loại Hợp đồng Thương mại và các Dịch vụ pháp lý khác có liên quan đến Kinh doanh thương mại.

Trường hợp Quý Nhà đầu tư, Quý Doanh nghiệp mong muốn sử dụng dịch vụ Tư vấn, hỗ trợ pháp lý của LNP Law vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây.

LNP LAW

‣ Address: No. 225A Nguyen Ngoc Vu, Trung Hoa, Cau Giay, Ha Noi.
‣ Email: lawyer@lnplegal.com
‣ Tel: 024 6329 2936
‣ Hotline: 0832929912
‣ Website: lnplegal.com – luatsutuvanluat.com
‣ Linkedin: linkedin.com/company/lnplegal
investlaw.asia – fdivietnam.net