Cách đăng ký thành lập chi nhánh doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam

Nhu cầu mở rộng kinh doanh sang các quốc gia khác đang là xu thế của các doanh nghiệp trên toàn cầu. Trong đó, Việt Nam là một nước phát triển đang thu hút rất nhiều nguồn lực cũng như sự quan tâm của các doanh nghiệp trên toàn thế giới. Chính vì vậy, bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết cách đăng ký thành lập chi nhánh doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam.

Điều kiện thành lập chi nhánh doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam

Doanh nghiệp nước ngoài được thành lập chi nhánh tại Việt Nam nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Doanh nghiệp nước ngoài được thành lập hoặc đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia hoặc được pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ đó công nhận;
  • Doanh nghiệp nước ngoài đã hoạt động tối thiểu 5 năm kể từ ngày thành lập hoặc đăng ký;
  • Trong trường hợp giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của doanh nghiệp nước ngoài có ghi nhận thời hạn hoạt động thì thời hạn đó phải còn tối thiểu 1 năm tính từ ngày nộp hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập chi nhánh;
  • Nội dung hoạt động của chi nhánh phải phù hợp với cam kết mở của thị trường của Việt Nam trong các Điều ước quốc tế mà trong đó Việt Nam là thành viên và phù hợp với ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam;
  • Trong trường hợp nội dung hoạt động của chi nhánh sai lệch hoặc không phù hợp với cam kết doanh nghiệp nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà trong đó Việt Nam là thành viên hoặc của Việt Nam thì việc thành lập chi nhánh tại Việt Nam phải được thông qua sự chấp thuận của Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành.

Hồ sơ thành lập chi nhánh doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam

Hồ sơ thành lập chi nhánh cho doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam gồm có:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép thành lập chi nhánh (theo mẫu MĐ-5 ban hành kèm theo thông tư 11/2016/TT-BCT) được đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp nước ngoài ký;
  • Bản sao hợp lệ giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của doanh nghiệp nước ngoài đã được hợp pháp hóa lãnh sự;
  • Văn bản bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh tại Việt Nam do đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp nước ngoài ký;
  • Bản sao hợp lệ điều lệ hoạt động của chi nhánh;
  • Bản sao hợp lệ CMND/CCCD (nếu là người Việt Nam) hoặc bản sao hợp lệ hộ chiếu (nếu là người nước ngoài) của người đứng đầu chi nhánh;
  • Bản sao hợp lệ báo cáo tài chính đã được kiểm toán trong năm tài chính gần nhất;
  • Hợp đồng thuê văn phòng/địa điểm đặt trụ sở chính nhánh kèm theo các giấy tờ chứng minh địa điểm có thể đủ điều kiện để đặt trụ sở chi nhánh.

Thủ tục thành lập chi nhánh doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam

Trình tự, thủ tục thành lập chi nhánh doanh nghiệp nước ngoài theo hướng dẫn tại Điều 13 Nghị định 07/2016 như sau:

Bước 1: Người nộp hồ sơ nộp trực tiếp/qua đường bưu điện/trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến Bộ Công Thương.

Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương kiểm tra và yêu cầu bổ sung nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ.

Được yêu cầu bổ sung hồ sơ tối đa 01 lần trong suốt quá trình giải quyết hồ sơ.

Bước 3: Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương cấp Giấy phép cấp hoặc không cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh cho doanh nghiệp nước ngoài.

Trường hợp từ chối cấp phép phải có văn bản nêu rõ lý do.

Bước 4: Trường hợp nội dung hoạt động của chi nhánh không phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc doanh nghiệp nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, Bộ Công Thương gửi văn bản lấy ý kiến của Bộ quản lý chuyên ngành trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ Công Thương, Bộ quản lý chuyên ngành có văn bản nêu rõ ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý cấp phép thành lập chi nhánh.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ quản lý chuyên ngành, Bộ Công Thương cấp hoặc không cấp Giấy phép thành lập chi nhánh cho doanh nghiệp nước ngoài. Nếu không cấp phép phải có văn bản nêu rõ lý do.

Xem thêm: