Hà nội là trung tâm văn hóa- chính trị lớn của nước ta. Nơi tập trung nguồn nhân lực dồi dào cùng với cở sở vật chất hạ tầng tiên tiến. Nhiều cá nhân và tổ chức muốn thành lập công ty tại Hà Nội nhưng cảm thấy thủ tục thành lập công ty quá phức tạp và khó hiểu. Cùng tham khảo bài viết của chúng tôi để hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Mục lục
Cơ sở pháp lý
- Luật doanh nghiệp 2014
- Nghị định 78/2015/NĐ-CP
- Nghị định 108/2018/NĐ-CP
Các loại hình doanh nghiệp phổ biến
Hiện tại, Luật doanh nghiệp 2014 quy định các loại hình doanh nghiệp bao gồm:
– Công ty TNHH một thành viên/ Công ty TNHH hai thành viên trở lên
– Công ty Cổ phần
– Công ty hợp danh
– Doanh nghiệp tư nhân
Trong đó, các loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất là Công ty TNHH một thành viên, Công ty TNHH hai thành viên trở lên và Công ty Cổ phần.
Mỗi một loại hình doanh nghiệp có một đặc trưng riêng biệt cũng như có cơ cấu tổ chức, quản lý, hoạt động khác nhau. Tuỳ thuộc vào mục đích, mô hình kinh doanh của bạn để lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào cho phù hợp nhất.
Thành lập công ty tại Hà Nội cần những hồ sơ gì?
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014, Hồ sơ thành lập công ty bao gồm các giấy tờ như sau:
- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền quy định;
- Danh sách thành viên (đối với công ty hợp danh, công ty TNHH), danh sách cổ đông sáng lập (đối với công ty cổ phần);
- Giấy tờ chứng thực cá nhân/tổ chức của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên, cổ đông sáng lập;
- Điều lệ công ty (đối với công ty hợp danh, công ty TNHH, công ty CP).
Luật Doanh nghiệp 2014 đồng thời cũng quy định rõ ràng nội dung của các loại giấy tờ như: Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh, Điều lệ công ty, danh sách thành viên và danh sách cổ đông. Doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận và tự kê khai hồ sơ đăng ký, chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của mình khi nộp cho cơ quan đăng ký kinh doanh.
Trình tự và thủ tục đăng ký thành lập công ty ở Hà Nội
Trình tự, thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp được quy định cụ thể tại Điều 27 Luật Doanh nghiệp 2014, theo đó, việc đăng ký doanh nghiệp được tiến hành tại cơ quan đăng ký kinh doanh, bao gồm các bước cụ thể sau:
-
Thứ nhất, nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp
Người thành lập doanh nghiệp nộp đủ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật này tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền (Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh) và phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của nội dung hồ sơ.
Quy định này nhằm nâng cao tính tuân thủ pháp luật, tính tự giác, tự chịu trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức khi có nhu cầu gia nhập thị trường, đồng thời, việc giảm trách nhiệm thẩm định hồ sơ của cơ quan đăng ký kinh doanh cho phép rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp.
-
Thứ hai, tiếp nhận hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp
Việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thực hiện bằng việc cơ quan đăng ký kinh doanh ghi vào sổ hồ sơ tiếp nhận của cơ quan mình, đồng thời trao cho người thành lập Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ hợp lệ.
Thời điểm tiếp nhận hồ sơ hợp lệ được coi là căn cứ để xác định thời hạn thực hiện trách nhiệm đăng ký doanh nghiệp của cơ quan đăng ký kinh doanh. Cũng chính vì thế mà giấy biên nhận về việc tiếp nhận hồ sơ là cơ sở pháp lý để người thành lập doanh nghiệp có thể thực hiện quyền khiếu nại của mình.
Trong trường hợp cơ quan đăng ký kinh doanh không cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo đúng thời hạn và không có thông báo về việc yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
-
Thứ ba, xem xét tính hợp lệ hồ sơ đăng ký và cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ; nếu từ chối cấp Giấy thì thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung.
Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét và chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; không được yêu cầu người thành lập doanh nghiệp nộp thêm các giấy tờ khác không quy định tại Luật này.
Trên đây là một số tư vấn của công ty chúng tôi về thủ tục thành lập công ty tại Hà Nội. Chúng tôi hi vọng với bài viết trên đây sẽ giúp ích được cho quý khách hàng.