Thành lập địa điểm kinh doanh

 

Địa điểm kinh doanh là gì?

Theo Luật Doanh nghiệp 2014, Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể, không có chức năng đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.

Theo Khoản 2 Điều 33 Nghị định 78/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 9 Điều 1 Nghị định 108/2018/NĐ-CP thì Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh.

Như vậy, từ ngày Nghị định 108/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ 10/10/2018 thì đã bãi bỏ việc doanh nghiệp chỉ được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh, bây giờ doanh nghiệp hoàn toàn có thể lập địa điểm kinh doanh ở trong hoặc ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính, mà không phải làm thủ tục lập chi nhánh trước rồi mới lập địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh nếu khác tỉnh với trụ sở chính như trước đây.

Thành lập địa điểm kinh doanh cần những hồ sơ gì:

Hồ sơ đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh

1. Thông báo Về việc đăng ký lập địa điểm kinh doanh theo mẫu tại Phụ lục II-11 đính kèm Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT Hướng dẫn về Đăng ký doanh nghiệp

2. Bản sao Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực của người đứng đầu địa điểm kinh doanh

3. Bản gốc Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp

Nộp hồ sơ tới Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh nơi bạn đăng ký doanh nghiệp. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật thông tin về địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Trong trường hợp có nhu cầu, bạn có thể đề nghị Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh.

Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ :

Thành phần hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh gồm:

  • Thông báo lập địa điểm kinh doanh;
  • Chứng minh thư hoặc hộ chiếu công chứng của người đứng đầu địa điểm kinh doanh;
  • Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu địa điểm kinh doanh nếu người đứng đầu địa điểm không đồng thời là người đại diện theo pháp luật hoặc cổ đông, thành viên, chủ sở hữu công ty;
  • Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của công ty mẹ;
  • Giấy giới thiệu hoặc giấy uỷ quyền cho người nộp hồ sơ;
  • Chứng minh thư hoặc hộ chiếu công chứng của người nộp hồ sơ.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại sở kế hoạch đầu tư nơi doanh nghiệp thành lập địa điểm kinh doanh

Nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp thành lập địa điểm kinh doanh

Kết quả nhận được khi thực hiện thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh:

  • Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của địa điểm kinh doanh.
  • Hồ sơ nội bộ để lưu tại văn phòng

Lưu ý:

  • Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh
  • Tên địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu. Phần tên riêng trong tên địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.

Thủ tục cần làm sau khi thành lập địa điểm kinh doanh:

  • Kê khai và nộp thuế môn bài: Mức thuế môn bài năm 2019 đối với 01 địa điểm kinh doanh là 1.000.000 đồng/năm;
  • Treo biển tại địa điểm kinh doanh;

Bài viết trên đây là một số quy định của pháp luật về vấn đề thành lập địa điểm kinh doanh. Hi vọng bài viết của chúng tôi sẽ giúp ích được cho quý khách hàng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *