Theo thống kê, hoạt động thương mại giữa Campuchia và một số đối tác cũng đang diễn ra rất mạnh mẽ. Kim ngạch thương mại song phương giữa Hàn Quốc và Campuchia ước đạt 1 tỷ USD trong năm 2019, trong khi giá trị buôn bán hai chiều giữa Campuchia với Thổ Nhĩ Kỳ ước đạt mức tương đương sau khi hai nước này thúc đẩy thương mại và đầu tư. Thương mại song phương Campuchia-Nhật Bản theo ước tính vào khoảng 1,9 tỷ USD năm 2019, tăng 0,44% so với năm 2018.
Đánh giá mối quan hệ Việt Nam – Campuchia, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao về quan hệ thương mại, đầu tư giữa hai nước. Việt Nam đang đứng thứ năm trong số các nước vào vùng lãnh thổ đầu tư vào Campuchia. Hai nước đang nỗ lực mạnh mẽ, hướng tới phấn đấu đạt kim ngạch thương mại song phương 10 tỷ USD/năm trong những năm tới. Campuchia và Việt Nam có mối quan hệ truyền thống lâu dài, tương đồng về văn hóa, con người, là vốn quý báu cho thúc đẩy quan hệ hai nước mà hai bên cần giữ gìn và phát huy.
Đó là lý do ngày càng nhiều nhà đầu tư Việt Nam đầu tư tại Campuchia.
Xem thêm: Đầu tư ra nước ngoài theo hình thức thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật hiện nay
Xem thêm: Cáp giấy chứng nhận đầu tư
Mục lục
Thủ tục thành lập tổ chức kinh tế tại Campuchia
Việc thành lập tổ chức kinh tế tuân theo quy định pháp luật Việt Nam nhưng đối với việc thành lập tổ chức kinh tế tại Campuchia, Nhà đầu tư cần quan tâm tới pháp luật Việt Nam, Pháp luật Campuchia và điều ước quốc tế mà các bên tham gia, là thành viên.
Trước khi đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư cần cấp giấy phép đầu tư ra nước ngoài và thực hiện thru tục thành lập tổ chức kinh tế tại nước ngoài theo quy định pháp luật.
Hồ sơ cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài
- Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
- Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
- Đề xuất dự án đầu tư;
- Văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự án đầu tư
- Văn bản Cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản của tổ chức tín dụng được phép cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư;
- Tài liệu xác nhận địa điểm thực hiện dự án đầu tư đối với các dự án: Dự án năng lượng; Dự án nuôi, trồng, đánh bắt, chế biến sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy hải sản; Dự án đầu tư trong lĩnh vực khảo sát, thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản; Dự án đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất, chế biến, chế tạo; Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh bất động sản, cơ sở hạ tầng. Các văn bản tài liệu có thể là: Giấy phép đầu tư hoặc văn bản có giá trị tương đương của quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư, trong đó có nội dung xác định địa điểm và quy mô sử dụng đất Quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; Hợp đồng trúng thầu, thầu khoán hoặc hợp đồng giao đất, cho thuê đất; hợp đồng hợp tác đầu tư, kinh doanh, trong đó xác định rõ địa điểm, quy mô sử dụng đất; Thỏa thuận nguyên tắc về việc giao đất, cho thuê đất, thuê địa điểm kinh doanh, thỏa thuận hợp tác đầu tư, kinh doanh của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền tại quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư.
- Quyết định đầu tư ra nước ngoài
- Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, khoa học và công nghệ, nhà đầu tư nộp văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, Luật chứng khoán, Luật khoa học và công nghệ, Luật kinh doanh bảo hiểm.
- Văn bản ủy quyền.
Xử lý hồ sơ
- Nhà đầu tư nộp hồ sơ dự án đầu tư cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có liên quan.
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định về những nội dung thuộc thẩm quyền quản lý.
- Đối với dự án cần Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định và lập báo cáo thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ.
- Đối với dự án cần Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư: Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước (trong 05 ngày). Hội đồng thẩm định nhà nước tổ chức thẩm định và lập báo cáo thẩm định (trong vòng 90 ngày) và Chính phủ gửi Hồ sơ quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài đến cơ quan chủ trì thẩm tra của Quốc hội (trước khai mạc kỳ họp Quốc hội 60 ngày).
Thành lập tổ chức kinh tế tại Campuchia
Sau khi có GCN đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư tiến hành đầu tư thành lập tổ chức kinh tế tại Campuchia.
Khi thực hiện thành lập tại Campuchia, nhà đầu tư cần quan tâm đến những địa bàn, lĩnh vực đầu tư được nước tiếp nhận đầu tư ban hành chính sách ưu đãi và thực hiện hoạt động đầu tư theo quy định pháp luật liên quan.
Thành lập tổ chức kinh tế tại Campuchia
Theo quy định tại luật đầu tư của Campuchia “Tất cả mọi cá nhân muốn thành lập một dự án đầu tư có đủ điều kiện, phải nộp đơn xin đầu tư cho Hội đồng phát triển Campuchia, theo mẫu và các thủ tục được quy định trong Luật đầu tư và Nghị định.”
Nhà đầu tư cần thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện QIP.
Trong vòng ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đơn đề nghị đầu tư, Hội đồng phát triển Campuchia sẽ cấp cho nguyên đơn một bản chứng nhận đăng ký đủ điều kiện hoặc một văn bản khước từ.
Nếu Hội đồng phát triển Campuchia chậm trễ trong việc cấp phép chứng nhận đủ điều kiện hoặc công văn từ chối cấp phép trong vòng 3 ngày làm việc, giấy chứng nhận đủ điều kiện đăng ký sẽ coi như tự động được thông qua theo quy định của Nghị định.
Trong thời hạn 28 ngày làm việc, sau khi Hội đồng phát triển Campuchia ban hành cấp giấy chứng nhận đăng ký có điều kiện, khi đó Hội đồng phát triển Campuchia sẽ phải ban hành giấy phép đăng ký cuối cùng
Theo đó thì Campuchia cũng dành những ưu đãi nhất định về thuế, thuê đất, công nghệ, lao động cho các nhà đầu tư khi đầu tư vào Campuchia.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về thành lập tổ chức kinh tế tại Campuchia. Nếu có mong muốn sử dụng dịch vụ của LNP Law vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây.
Chúng tôi chuyên cung cấp dịch vụ lĩnh vực doanh nghiệp, đầu tư, sở hữu trí tuê, lao động.
Dịch vụ của chúng tôi bao gồm:
- Tư vấn tới khách hàng những vấn đề pháp lý liên quan
- Hỗ trợ khách hàng chuẩn bị hồ sơ, tài liệu thực hiện thủ tục liên quan
- Theo dõi, sửa đổi hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền
- Trả kết quả cho khách hàng
Tại sao bạn nên sử dụng dịch vụ của chúng tôi?
- Là Công ty chuyên về lĩnh vực dân sự, sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp, đầu tư, Chúng tôi tự hào mình là một trong những nhà cung cấp dịch vụ pháp lý hàng đầu Việt Nam.
- Với đội ngũ chuyên môn giàu kinh nghiệm, chúng tôi tin rằng mình sẽ làm hài lòng Quý khách bởi chất lượng dịch vụ của mình.
- Qua những khâu tuyển chọn chặt chẽ và nghiêm khắc, mỗi một chuyên viên tư vấn pháp lý của chúng tôi đều là những người đã hỗ trợ cho hàng trăm doanh nghiệp lớn nhỏ trên khắp cả nước, đáp ứng được kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tế.
Công ty TNHH Tư vấn pháp lý LNP
‣ Address: No. 225A Nguyen Ngoc Vu, Trung Hoa, Cau Giay, Ha Noi.
‣ Email: lawyer@lnplegal.com
‣ Tel: 024 6329 2936
‣ Hotline: 0832929912
‣ Website: lnplegal.com – luatsutuvanluat.com
‣ Linkedin: linkedin.com/company/lnplegal
lawfirmvietnam.com – fdivietnam.net #foreigninvestors #vietnam