Thực hiện thủ tục đăng ký quyền tác giả là biện pháp hữu hiệu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, trong đó có việc đăng ký quyền tác giả và quyền liên quan tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Đọc thêm: Lợi ích khi đăng ký bản quyền tác giả
Đọc thêm: Thủ tục đăng ký độc quyền logo
Mục lục
Quy định của pháp luật về quyền tác giả
Theo quy định tại Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009 quyền tác giả là quyền của tổ chức hoặc cá nhân đối với những sản phẩm trí tuệ (như tác phẩm văn học, tác phẩm nghệ thuật, kịch, thơ, tranh, ảnh…) do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu một cách hợp pháp (có thể hiểu là mua lại).
Điều kiện bảo hộ quyền tác giả
Điều kiện để được bảo hộ dưới dạng quyền tác giả bao gồm:
– Được sáng tạo và thể hiện dưới một hình thức nhất định;
– Nội dung không làm mất đi thuần phong mỹ tục, trái đạo đức xã hội, trật tự công cộng.
Tại sao cần đăng ký quyền tác giả?
Đăng ký quyền tác giả là việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả nộp đơn và hồ sơ kèm theo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ghi nhận các thông tin về tác giả, tác phẩm…
Việc nộp đơn để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả. Nhưng như đã nói trên, quyền tác giả hiển nhiên phát sinh và xác lập kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới một hình thức nhất định.
Tuy nhiên, khi có tranh chấp thì tổ chức, cá nhân nào đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả không có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả của mình nữa.
Hồ sơ đăng ký quyền tác giả
Có 2 trường hợp:
* Nếu chủ thể đăng ký là chủ sở hữu đồng thời là tác giả/các đồng tác giả:
- Tờ khai đăng ký quyền tác giả– 2 bản (theo mẫu).
- Ba bản mẫu tác phẩm cần đăng ký; tác phẩm đã được công bố hay chưa; thời gian công bố;
- Giấy uỷ quyền của tác giả/các đồng tác giả (có công chứng, chứng thực – 1 bản) nếu người nộp đơn là người được ủy quyền;
- Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa.
- Bản sao chứng minh nhân dân của tác giả/các tác giả (kèm theo bản chính chứng minh nhân dân để đối chiếu nếu bản sao không có công chứng – 1 bản);
- Tên đầy đủ, bút danh (nếu có), địa chỉ, số điện thoại, fax của tác giả/các đồng tác giả.
-
Giấy cam đoan của tác giả độc lập sáng tạo tác phẩm, không vi phạm bản quyền của ai – 1 bản (theo mẫu).
* Nếu chủ thể đăng ký là chủ sở hữu không đồng thời là tác giả (tổ chức, công ty)
- Tờ khai đăng ký quyền tác giả – 2 bản (theo mẫu).
- Giấy Uỷ quyền của tổ chức hoặc cá nhân
- Giấy chuyển nhượng tác phẩm từ tác giả / các đồng tác giả cho tổ chức hoặc công ty (có xác nhận chữ ký); hoặc Giấy chứng nhận tác phẩm xin đăng ký là tác phẩm được thực hiện theo nhiệm vụ công tác (1 bản);
- Ba bản mẫu tác phẩm cần đăng ký; tác phẩm đã được công bố hay chưa; thời gian công bố;
- Bản sao có công chứng Giấy phép đăng ký kinh doanh (1 bản);
- Tên đầy đủ, bút danh (nếu có) của tác giả/các tác giả; địa chỉ, số điện thoại, fax của tác giả/các tác giả, công ty.
- Bản sao chứng minh nhân dân của tác giả/các tác giả (kèm theo bản chính chứng minh nhân dân để đối chiếu nếu bản sao không có công chứng – 1 bản);
- Giấy cam đoan của tác giả độc lập sáng tạo tác phẩm, không vi phạm bản quyền của ai – 1 bản (theo mẫu).
Yêu cầu đối với đơn đăng ký quyền tác giả
– Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc người được ủy quyền nộp đơn ký tên và ghi đầy đủ thông tin theo mẫu quy định.
Người được ủy quyền phải thuộc tổ chức có đăng ký kinh doanh về chức năng đại diện đăng ký quyền tác giả
– Mỗi đơn chỉ được yêu cầu cấp một Giấy chứng nhận;
– Các thông tin khai trong Tờ khai và hồ sơ kèm theo phải thống nhất, phù hợp với nhau;
– Tờ khai và hồ sơ kèm theo phải được trình bày rõ ràng bằng hình thức đánh máy hoặc viết bằng mực khó phai, không sửa chữa;
Nơi nhận hồ sơ đăng ký quyền tác giả
Cục Bản quyền tác giả.
Sở Văn hóa – Thông tin.
Thời hạn nhận Giấy Chứng nhận
Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn hợp lệ. Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Dịch vụ đăng ký quyền tác giả
Tư vấn miễn phí các vấn đề
– Tư vấn những quy định của pháp luật về việc đăng ký quyền tác giả.
– Tư vấn thiết kế, nâng cấp, bổ sung logo, phối màu khi cần thiết.
– Tư vấn những yếu tố được bảo hộ, những yếu tố không nên bảo hộ
– Tư vấn khả năng bị trùng, tương tự có thể bị dẫn đến khả năng bị từ trối .
– Tư vấn các vấn đề liên quan.
Kiểm tra, đánh giá tính pháp lý của các yêu cầu tư vấn và các giấy tờ của khách hàng
– Trên cơ sở các yêu cầu và tài liệu khách hàng cung cấp các luật sư của chúng tôi sẽ phân tích, đánh giá tính hợp pháp, sự phù hợp với yêu cầu thực hiện công việc
– Trong trường hợp khách hàng cần luật sư tham gia đàm phán, gặp mặt trao đổi với đối tác của khách hàng trong việc đăng ký quyền tác giả chúng tôi sẽ sắp xếp, đảm bảo sự tham gia theo đúng yêu cầu
– Chúng tôi đại diện cho khách hàng dịch thuật, công chứng các giấy tờ có liên quan.
Đại diện hoàn tất các thủ tục đăng ký cho khách hàng, cụ thể
– Sau khi ký hợp đồng dịch vụ, LNP Law sẽ tiến hành soạn hồ sơ đăng ký .
– Đại diện để nộp hồ sơ .
– Đại diện theo dõi hồ sơ và thông báo kết quả hồ sơ đã nộp cho khách hàng.
– Đại diện nhận giấy chứng nhận đăng ký cho khách hàng.
– Theo dõi xâm phạm , tiến hành lập hồ sơ tranh tụng khi cần thiết.
– Soạn công văn trả lời phúc đáp khi xảy ra tranh chấp với các chủ đơn khác.