Tạm ngừng hoạt động của Doanh nghiệp tư nhân là một giải pháp hữu ích giúp doanh nghiệp giảm thiểu tối đa chi phí, tìm cơ hội mới trong kinh doanh khi doanh nghiệp lâm vào khủng hoảng và đứng trước nguy cơ bị phá sản hoặc giải thể.
Mục lục
1. Cơ sở pháp lý
2. Tạm ngừng hoạt động Doanh nghiệp tư nhân cần chuẩn bị hồ sơ như sau:
Thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh/tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo của doanh nghiệp/chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh (Phụ lục II-21, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT);
Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ
Mục lục hồ sơ (ghi theo thứ tự trên).
Bìa hồ sơ (bằng bìa giấy mỏng hoặc nylon cứng không có chữ sử dụng cho mục đích khác).
Giấy ủy quyền để thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp
Số lượng hồ sơ: 01 bộ
3. Thủ tục tạm ngừng hoạt động Đối với doanh nghiệp tư nhân
4.Cách thức thực hiện:
Người thành lập doanh nghiệp hoặc người đại diện theo ủy quyền nộp đầy đủ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.
5. Thời gian tạm ngừng hoạt động được cho phép
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 200 Luật doanh nghiệp 2014: “Doanh nghiệp có quyền Tạm ngừng kinh doanh nhưng phải thông báo bằng văn bản về thời điểm và thời hạn tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất 15 ngày trước ngày tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh.”
Về thời hạn xin tạm ngưng, Thời hạn tạm ngừng kinh doanh ghi trong thông báo không được quá một năm. Sau khi hết thời hạn thông báo, nếu doanh nghiệp vẫn tiếp tục tạm ngừng kinh doanh thì phải thông báo tiếp cho cơ quan đăng ký kinh doanh.
Lưu ý: Tổng thời gian tạm ngừng kinh doanh liên tiếp không được quá hai năm.
Nếu khách hàng đăng ký tạm ngừng trọn nguyên năm như vậy thì không phải làm báo cáo quý, báo cáo tài chính cho công ty trong những năm tạm ngưng. Và không phải nộp bất cứ loại thuế nào, kể cả thuế môn bài công ty.
Kết quả nhận được:
– Giấy xác nhận về việc doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh nếu hồ sơ hợp lệ;
– Thông báo về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ nếu hồ sơ chưa hợp lệ
Hi vọng những thông tin trên đây của chúng tôi sẽ giúp quý khách hàng nắm rõ hơn về trình tự, thủ tục tạm ngừng kinh doanh đối với công ty hợp danh