Thủ tục thành lập doanh nghiệp phi lợi nhuận theo quy định của pháp luật hiện hành 2020

Nếu bạn vừa muốn kinh doanh vừa muốn việc kinh doanh đó mang lại tác động tích cực cho xã hội, đây chính là bài viết cung cấp cho bạn cái nhìn toàn cảnh về các loại hình doanh nghiệp  “phi lợi nhuận” và trình tự thủ tục để thành lập các loại hình doanh nghiệp đó.

Đọc thêm: 9 vấn đề pháp lý cần quan tâm khi thành lập doanh nghiệp

Đọc thêm: Đăng ký thành lập công ty TNHH Một thành viên

1.Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 116/2013/NĐ-CP;
  • Nghị định số 30/2016/NĐ-CP;
  • Luật doanh nghiệp 2014;
  • Nghị định 78/2015/NĐ-CP;
  • Các văn bản pháp luật khác.

2.Tổ chức phi lợi nhuận

Tổ chức phi lợi nhuận là pháp nhân hoặc tổ chức có hoạt động chính là huy động hoặc phân bổ vốn cho các mục đích từ thiện, tôn giáo, văn hóa, giáo dục, xã hội hoặc mục đích tương tự, không vì mục đích lợi nhuận.

Các loại hình doanh nghiệp phi lợi nhuận

  • Doanh nghiệp xã hội phi lợi nhuận: Các doanh nghiệp này thường thành lập dưới dạng trung tâm, hội, quỹ, câu lạc bộ, tổ/nhóm như British council, các nhóm tự nguyện cho người khuyết tật, phụ nữ, trẻ em, HIV/AIDS,…
  • Doanh nghiệp xã hội không vì lợi nhuận: pháp luật cho phép các doanh nghiệp phát triển theo hướng này được đăng ký thành lập dưới 2 dạng là Công ty Trách nhiệm hữu hạn và Công ty cổ phần tiêu biểu như Vinmec, Vinschool,..
  • Doanh nghiệp có định hướng xã hội, có lợi nhuận thường thành lập dưới hình thức Công ty trách nhiệm hữu hạn, hợp tác xã, công ty tài chính vi mô,…

3. Điều kiện thành lập doanh nghiệp phi lợi nhuận

Tùy vào mỗi loại hình doanh nghiệp mà cá nhân muốn lựa chọn thành lập, điều kiện của mỗi loại hình doanh nghiệp phi

nhuận cũng sẽ khác nhau. Cụ thể như sau:

3.1 Doanh nghiệp xã hội phi lợi nhuận

  • Ban sáng lập quỹ xã hội, quỹ từ thiện phải có ít nhất 03 sáng lập viên, tăng 01 người so với trước đây (theo quy định cũ là 02 người), bao gồm: Trưởng ban, Phó Trưởng ban và sáng lập viên.
  • Ban sáng lập quỹ có trách nhiệm lập hồ sơ xin phép thành lập quỹ gửi đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và đảm bảo số tài sản đóng góp thành lập quỹ quy đổi ra tiền đồng Việt Nam bằng 05 tỷ đồng đối với quỹ xã hội, từ thiện do công dân, tổ chức Việt Nam thành lập hoạt động trong phạm vi toàn quốc hoặc liên tỉnh; 01 tỷ đồng đối với quỹ hoạt động trong phạm vi cấp tỉnh; 100 triệu đồng đối với quỹ hoạt động trong phạm vi cấp huyện và 20 triệu đồng đối với quỹ hoạt động trong phạm vi cấp xã…
  • Tài sản của quỹ được sử dụng khi thực hiện các dịch vụ công, đề tài nghiên cứu khoa học, các chương trình mục tiêu, đề án do Nhà nước đặt hàng; chi tài trợ cho các chương trình, đề án nhằm mục đích nhân đạo, từ thiện, khuyến khích phát triển văn hóa, giáo dục, y tế và các mục đích xã hội khác vì sự phát triển cộng đồng theo điều lệ quỹ…

3.2 Doanh nghiệp xã hội không vì lợi nhuận

  • Là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014
  • Mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng
  • Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký.

3.3 Doanh nghiệp có định hướng xã hội, có lợi nhuận

Được phép thành lập nếu đáp ứng các tiêu chuẩn thành lập theo đúng quy định tại Luật Doanh nghiệp 2014 và các văn bản pháp luật hướng dẫn liên quan đối với từng loại hình tương ứng.

4. Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp phi lợi nhuận

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp xã hội phi lợi nhuận:

  • Đơn đề nghị thành lập quỹ;
  • Dự thảo điều lệ quỹ;
  • Tài liệu chứng minh tài sản đóng góp để thành lập quỹ;
  • Sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp của các thành viên ban sáng lập quỹ và các tài liệu theo khác.

Đối với Doanh nghiệp xã hội không vì lợi nhuận hồ sơ đăng ký bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần. Danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với cổ đông nước ngoài là tổ chức.
  • Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây: Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu của cá nhân, Giấy  chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đầu tư đối với nhà đầu tư là người nước ngoài.
  • Văn bản ủy quyền của chủ sở hữu cho người được ủy quyền đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức.

Đối với công ty có định hướng xã hội, có lợi nhuận tuân thủ theo đúng quy định về hồ sơ thành lập của các loại hình doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 như thành lập công ty TNHH, công ty kinh tế vi mô, hợp tác xã,…

Thẩm quyền cấp đăng ký thành lập doanh nghiệp phi lợi nhuận

Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy đăng ký thành lập tổ chức phi lợi nhuận:

Tùy thuộc vào phạm vi hoạt động, mà thuộc thẩm quyền cấp Giấy đăng ký thành lập tổ chức phi lợi nhuận thuộc về : Bộ trưởng Bộ Nội vụ hoặc  Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy đăng ký thành lập Doanh nghiệp không vì lợi nhuận: Phòng đăng ký kinh thuộc Sở kế hoạch và Đầu tư

Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy đăng ký thành lập Doanh nghiệp có định hướng xã hội và có lợi nhuận: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư, trừ những loại hình thuộc thẩm quyền của các đơn vị khác.

 5. Dịch vụ hỗ trợ đăng ký thành lập doanh nghiệp phi lợi nhuận

  • Tự hào là đơn vị hàng đầu trong việc hỗ trợ chuẩn bị thủ tục và xin cấp giấy đăng ký thành lập doanh nghiệp với thời gian nhanh chóng nhất cho quý khách. LNP sẽ không nhận dự án nếu nhận thấy mình không có khả năng chắc chắn ra giấy cho quý khách;
  • Là Công ty chuyên về lĩnh vực sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp, đầu tư; Chúng tôi  tự hào mình là một trong những nhà cung cấp dịch vụ pháp lý hàng đầu Việt Nam;
  • Với đội ngũ chuyên môn giàu kinh nghiệm, chúng tôi tin rằng mình sẽ làm hài lòng Quý khách bởi chất lượng dịch vụ của mình;
  • Luôn báo giá trọn gói và không phát sinh;
  • Cung cấp hồ sơ rất đơn giản, đối với những giấy tờ phức tạp và đòi hỏi nhiều Chuyên môn LNP sẽ thay mặt quý khách soạn thảo.

Hy vọng rằng với những tư vấn của chúng tôi sẽ giải quyết được những vướng mắc của Quý khách hàng về Thủ tục thành lập doanh nghiệp phi lợi nhuận theo quy định của pháp luật. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty TNHH Tư vấn pháp lý LNP.