Nhượng quyền thương mại là mô hình đang phát triển mạnh tại Việt Nam do có khả năng mở rộng kênh phân phối cũng như nâng tầm thương hiệu của hàng hoá/dịch vụ nhượng quyền. Vậy khi thực hiện nhượng quyền thương mại tại Việt Nam cần lưu ý những gì?
Đọc thêm: Triển vọng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam
Đọc thêm: Tư vấn soạn thảo hợp đồng nhượng quyền thương mại năm 2020
Mục lục
1. Nhượng quyền thương mại là gì?
Luật thương mại 2005 quy định nhượng quyền là hoạt động thương mại trong đó bên nhượng quyền cho phép bên nhận nhượng quyền mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ đáp ứng theo cách thức, tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định có trả phí. Đổi lại bên nhận nhượng quyền được sử dụng nhãn hiệu, tên thương mại, bí quyết kinh doanh của bên nhượng quyền.
Nhượng quyền thương mại xuất hiện tại Việt Nam vào năm 2009 nhưng đã có nhiều thương hiệu nhượng quyền thành công như Café Trung Nguyên, Highlands coffee, Trà sữa Tocotoco, ….
2. Những lưu ý khi thực hiện nhượng quyền thương mại
Để nhượng quyền thương mại diễn ra thuận lợi và tuân thủ pháp luật, thương nhân tham gia nhượng quyền cần lưu ý các vấn đề sau:
2.1. Điều kiện nhượng quyền thương mại
Thương nhân chỉ được tiến hành nhượng quyền khi hệ thống kinh doanh dự định nhượng quyền đã hoạt động ít nhất 01 năm. Các quy định về điều kiện của bên nhận nhượng quyền, hàng hoá/dịch vụ nhượng quyền hiện nay đã được bãi bỏ.
2.2. Thủ tục nhượng quyền
Trường hợp nhận nhượng quyền từ nước ngoài vào Việt Nam thì thương nhân tham gia nhượng quyền có trách nhiệm đăng ký nhượng quyền thương mại theo quy định của pháp luật.
Các trường hợp nhượng quyền trong nước, nhượng quyền từ Việt Nam ra nước ngoài thì không cần đăng ký nhượng quyền nhưng cần thực hiện chế độ báo cáo với Sở Công Thương. Riên nhượng quyền từ Việt Nam ra nước ngoài cần tuân thủ quy định pháp luật của nước nơi nhận nhượng quyền.
2.3. Hợp đồng nhượng quyền thương mại
Do là hoạt động đòi hỏi bên nhận nhượng quyền và bên nhượng quyền có mối quan hệ chặt chẽ trong suốt quá trình mà việc nhượng quyền phải được lập thành hợp đồng bằng văn bản. Hợp đồng cần có các nội dung như: quyền thương mại, quyền nghĩa vụ của các bên, giá cả phí nhượng quyền, thời hạn hiệu lực của hợp đồng, thoả thuận khác của các bên tham gia nhượng quyền. Xuất phát từ đặc điểm của hoạt động nhượng quyền mà hợp đồng thường có thêm điều khoản bảo đảm chất lượng và bảo mật thông tin.
Pháp luật cũng quy định hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được lập thành tiếng Việt. Trường hợp nhượng quyền từ Việt Nam ra nước ngoài thì các bên có thể thoả thuận ngôn ngữ của hợp đồng.
2.4. Chuyển giao quyền sở hữu tri tuệ
Nhượng quyền thương mại hướng đến chuyển giao các đối tượng như nhãn hiệu, tên thương mại, bí quyết kinh doanh nên tiềm ẩn nhiều rủi ro bị các bên khác xâm phạm. Hợp đồng nhượng quyền thương mại do có đối tượng chuyển giao là quyền sở hữu công nghiệp nên cũng chịu sự điều chỉnh của Luật Sở hữu trí tuệ.
Các quyền này gồm quyền của chủ sở hữu đối với nhãn hiệu, bí mật kinh doanh, kiểu dáng công nghiệp và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.