Thực hiện thông báo tập trung kinh tế như thế nào

Việc mua bán, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp khi vượt ngưỡng thông báo tập trung kinh tế thì thực hiện thủ tục thông báo với Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia. Lưu ý không phải trường hợp nào doanh nghiệp cũng cần thông báo tập trung kinh tế khi tiến hành các thương vụ M&A. Nắm rõ các quy định của pháp luật về cạnh tranh sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện M&A dễ dàng hơn.

>> Đọc thêm: Thông báo tập trung kinh tế áp dụng với những thương vụ M&A nào

Quy định của pháp luật cạnh tranh về tập trung kinh tế

M&A là viết tắt của cụm từ Mergers (sáp nhập) và Acquisitions (mua lại). Hiểu một cách đơn giản thì M&A là hoạt động mua bán và sáp nhập giữa các doanh nghiệp trên thị trường. M&A là thuật ngữ được sử dụng phổ biến giữa các chuyên gia kinh tế, nhà đầu tư, doanh nghiệp vì vậy xuất hiện chủ yếu trong các báo cáo tài chính, đánh giá thị trường, v/v. Pháp luật Việt Nam không sử dụng và không đề cập đến thuật ngữ M&A.

Luật Cạnh tranh 2018 quy định hoạt động tập trung kinh tế gồm: sáp nhập, hợp nhất, mua lại, liên doanh giữa các doanh nghiệp. Như vậy pháp luật cạnh tranh coi M&A là hoạt động tập trung kinh tế và có thể bị cấm nếu gây tác động hoặc có khả năng hạn chế cạnh tranh một cách đáng kế trên thị trường Việt Nam. Điều này là dễ hiểu khi các thương vụ M&A luôn tạo ra các doanh nghiệp có quy mô lớn, khả năng chiếm lĩnh thị trường vì vậy cũng tạo ra nguy cơ mất cân bằng cạnh tranh.

tap trung kinh te
quy dinh phap luat canh tranh ve tap trung kinh te

Ngưỡng thông báo tập trung kinh tế

Lưu ý chỉ những thương vụ M&A vượt ngưỡng thông báo tập trung kinh tế mới cần thực hiện thông báo với Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia. Nhưỡng thông báo tập trung kinh tế được quy định trong khoản 1 Điều 13 Nghị định số 35/2020/NĐ-CP gồm:

– Tổng tài sản trên thị trường Việt Nam của các doanh nghiệp tham gia đạt 3000 tỷ đồng trở lên trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến tập trung kinh tế;

– Tổng doanh thu bán ra hoặc doanh số mua vào trên thị trường Việt Nam của các doanh nghiệp tham gia đạt 3000 tỷ đồng trở lên trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện tập trung kinh tế;

– Giá trị giao dịch của tập trung kinh tế từ 1000 tỷ đồng trở lên;

– Thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia từ 20% trở lên trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện tập trung kinh tế.

Lưu ý các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế là tổ chức tín dụng, doanh nghiệp bảo hiểm, công ty chứng khoán thì ngưỡng thông báo được áp dụng theo khoản 2 Điều 13 Nghị định trên.

tap trung kinh te
nguong thong bao tap trung kinh te

Hồ sơ thông báo tập trung kinh tế

Điều 34 Luật Cạnh tranh 2018 quy định hồ sơ thông báo tập trung kinh tế gồm những giấy tờ sau:

– Thông báo tập trung kinh tế theo mẫu do Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia ban hành;

– Dự thảo nội dung thoả thuận tập trung kinh tế hoặc dự thảo hợp đồng, biên bản ghi nhớ việc tập trung kinh tế giữa các doanh nghiệp;

– Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản có giá trị tương đương của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế;

– Báo cáo tài chính trong 02 năm liên tiếp liền kề trước năm thông báo của doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế. Các doanh nghiệp mới thành lập cần có báo cáo tài chính từ thời điểm thành lập có xác nhận của tổ chức kiểm toán;

– Danh sách: công ty mẹ, công ty con, công ty thành viên, chi nhánh, văn phòng đại diện và các đơn vị phụ thuộc khác của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế (nếu có);

– Danh sách các loại hàng hoá, dịch vụ doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế đang kinh doanh;

– Thông tin về thị phần trong lĩnh vực dự định tập trung kinh tế trong 02 năm liên tiếp liền kề của từng doanh nghiệp tham gia;

– Phương án khắc phục khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh của việc tập trung;

– Báo cáo đánh giá tác động tích cực và biện pháp tăng cường tác động tích cực của việc tập trung kinh tế.

Thủ tục thông báo tập trung kinh tế

Các doanh nghiệp tham gia tập trung nộp 01 bộ hồ sơ gồm các giấy tờ nêu trên tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ Uỷ ban Cạnh tranh ra thông báo bằng văn bản trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ thì Uỷ ban thông báo bằng văn bản các nội dung cần sửa đổi, bổ sung. Doanh nghiệp có trách nhiệm sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ra thông báo. Hết thời hạn trên mà doanh nghiệp không thực hiện thù Uỷ ban trả lại hồ sơ thông báo tập trung kinh tế.

Tại sao bạn nên sử dụng dịch vụ của chúng tôi?

Là Công ty chuyên về lĩnh vực sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp, đầu tư. Chúng tôi tự hào mình là một trong những nhà cung cấp dịch vụ pháp lý hàng đầu Việt Nam.

Với đội ngũ chuyên môn giàu kinh nghiệm, chúng tôi tin rằng mình sẽ làm hài lòng Quý khách bởi chất lượng dịch vụ của mình.

Qua những khâu tuyển chọn chặt chẽ và nghiêm khắc, mỗi một chuyên viên tư vấn pháp lý của chúng tôi đều là những người đã hỗ trợ cho hàng trăm doanh nghiệp lớn nhỏ trên khắp cả nước, đáp ứng được kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tế.

Hy vọng rằng với những tư vấn của chúng tôi sẽ giải quyết được những vướng mắc của Quý Khách về Thực hiện thông báo tập trung kinh tế như thế nào. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc, Quý khách hàng có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty TNHH Tư vấn pháp lý LNP.

________________________________
Với kinh nghiệm 10 năm trong nghề, chúng tôi với đội ngũ Luật sư và chuyên viên tư vấn tự tin cung cấp dịch vụ pháp lý của mình đến khách hàng trên toàn quốc.
Liên hệ Luật sư tư vấn và hỗ trợ tất cả các Dịch vụ liên quan đến Sở hữu trí tuệ, Doanh nghiệp, Đầu tư:
LNP LAW
Địa chỉ: Tầng 4, Số 225A Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội.
Điện thoại: 024-63-2929-36
HOTLINE: 0968896603
Email: lawyer@lnplegal.com