Hà Nội và Hồ Chí Minh là hai thành phố lớn tập trung nhiều khu công nghiệp. Với nhu cầu về nguồn lao động tăng cao, rất nhiều người nước ngoài lựa chọn Việt Nam là nước họ xuất khẩu lao động.
Người nước ngoài khi đến Việt Nam cần hoàn thiện các thủ tục về tạm trú như cấp thẻ tạm trú tại Việt Nam. Tiếp đó thực hiện xin giấy phép lao động tại Việt Nam và tìm một công việc phù hợp với nhu cầu và năng lực của mình.
Hiện nay tại Việt Nam có rất nhiều trung tâm môi giới, tư vấn, giới thiệu việc làm cho người nước ngoài như: Tìm việc 365, CareerLink Việt Nam… với mức thù lao môi giới hợp lý, tìm kiếm công việc theo yêu cầu của người lao động.
Mục lục
Một số ngành nghề hot cho người nước ngoài tại Việt Nam:
Gia sư: Một người nước ngoài như Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore… với lợi thế à tiếng mẹ đẻ có thể trở thành gia sư cho người Việt Nam hoặc trở thành giáo viên tại các trung tâm ngôn ngữ nếu có đủ điều kiện về nghiệp vụ sư phạm.
Ngành nghề biên phiên dịch cũng là một ngành nghề hot. Hiện nay Việt Nam mở cửa thị tường, giao lưu kinh tế thu hút rấy nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy nhu cầu sử dụng biên phiên dịch cũng tăng cao.
Đầu tư vào các ngành kinh tế tại Việt Nam. Việt Nam tiến hành mở cửa thị trường, dành rất nhiều những ưu đãi dành cho nhà đầu tư nước ngoài như ưu đãi về thuế, về địa điểm kinh doanh, tỉ lệ sở hữu vốn tại các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, thời hạn kinh doanh…
Về nguyên tắc, người nước ngoài vào Việt Nam làm việc cần thực hiện thủ tục cấp giấy phép lao động. Trình tự thủ tục cấp giấy phép theo quy định của Bộ Lao động thương binh xã hội.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động bao gồm:
– Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động (theo mẫu);
– Giấy chứng nhận sức khỏe có giá trị trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày ký kết luận sức khỏe đến ngày nộp hồ sơ;
– Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người nước ngoài không phải là tội phạm hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự có thời hạn không quá 06 tháng, kể từ ngày cấp đến ngày nộp hồ sơ.
– Văn bản chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật;
– 02 ảnh màu (kích thước 4cm x 6cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ;
– Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế còn giá trị;
– Một số giấy tờ liên quan khác.
Xem chi tiết tại Điều 10 Nghị định 11/2016/NĐ-CP và Điều 11 Nghị định 140/2018/NĐ-CP.
Lưu ý: Giấy chứng nhận sức khỏe, phiếu lý lịch tư pháp, văn bản chứng minh công việc và các giấy tờ liên quan khác phải có bản gốc để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực.
Nộp hồ sơ cấp giấy phép lao động
– Trước ít nhất 15 ngày làm việc, kể từ ngày người nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc, người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động cho Sở Lao động Thương binh và Xã hội nơi người nước ngoài làm việc.
– Thời hạn cấp giấy phép kể từ ngày nhận đủ hồ sơ là 05 ngày làm việc.
Sau khi được cấp giấy phép lao động thì người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam.
Xem thêm:
- Quy trình mua xe cho người nước ngoài tại Việt Nam
- Thủ tục gia hạn thẻ tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam
- Quy định về việc sở hữu bất động sản là nhà đối với người nước ngoài tại Việt Nam theo quy định mới nhất hiện nay