Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là trách nhiệm dân sự phát sinh từ hành vi trái pháp luật của tổ chức, cá nhân. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại là cơ sở pháp lý để cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bên bị thiệt hại dựa vào để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Đọc thêm: Hợp đồng thuê văn phòng có bắt buộc  phải công chứng không?

Đọc thêm: Thời điểm chịu rủi ro trong hợp đồng mua bán tài sản

1. Căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Bộ luật Dân sự 2015 quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

1.1. Có thiệt hại xảy ra trên thực tế

Thiệt hại là những tổn thất về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền lợi ích hợp pháp của cá nhân tổ chức. Các thiệt hại nêu trên phải xảy ra trên thực tế, có thể đo đếm được và xuất phát từ hành vi vi phạm pháp luật của chủ thể xác định.

Thiệt hại về tài sản là sự mất mát, hỏng hóc, giảm sút giá trị của tài sản có thể được quy đổi thành tiền. Đây là loại thiệt hại phổ biến trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và rất dễ xác định.

Thiệt hại về danh dự, nhân phẩm là sự giảm sút uy tín, tinh thần, lòng tin mà bên bị thiệt hại phải gánh chịu. Các thiệt hại này thường khó xác định và chứng minh hơn so với thiệt hại vật chất.

trach nhiem boi thuong thiet hai

1.2. Hành vi gây thiệt hại là trái pháp luật

Pháp luật nghiêm cấm các hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản của người khác. Tổ chức, cá nhân có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại thì có trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Trường hợp có xảy ra hành vi gây thiệt hại nhưng không vi phạm pháp luật thì không làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Gồm các trường hợp như tình thế cấp thiết, thi hành công vụ, V/v.

1.3. Người gây thiệt hại có lỗi

Pháp luật định nghĩa lội là thái độ tâm lý của người có hành vi gây thiệt hại và được thể diện dưới dạng cố ý hoặc vô ý.

– Lỗi cố ý là việc người gây thiệt hại thấy trước hậu quả của hành vi nhưng mong muốn hậu quả xảy ra hoặc không mong muốn những vẫn để mặc hậu quả xảy ra;

– Lỗi vô ý là việc người gây thiệt hại thấy trước hậu quả của hành vi nhưng cho rằng hậu quả không thể xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.

Lỗi là một trong 4 yếu tố làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

1.4. Có mỗi quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật

Thiệt hại xảy ra phải là kết quả của hành vi trái pháp luật để làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Hành vi trái pháp luật là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thiệt hại và có tính tất yếu chứ không phải là sự ngẫu nhiên. Việc chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật được thực hiện dựa trên việc đánh giá, xem xét vụ việc một cách toàn diện.

2. Các trường hợp không phải bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng không phát sinh trong các trường hợp sau:

– Thiệt hại phát sinh do sự kiện bất khả kháng;

– Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của bên bị hại;

– Các bên thoả thuận với nhau;

– Pháp luật quy định khác.