Tranh chấp đất đai không có sổ đỏ

Do nhiều lý do khách quan khác nhau mà có rất nhiều trường hợp tranh chấp đất đai mà không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), lý do phổ biến nhất là đất của ngày xưa do ông bà ta ở từ lâu rồi nhưng chưa được cấp sổ đỏ. Tham khảo bài viết dưới đây để nắm rõ quy định về giải quyết tranh chấp đất đai trong trường hợp không có sổ đỏ


Cách giải quyết tranh chấp đất đai khi không có Sổ đỏ

Hòa giải tại UBND cấp xã là bắt buộc

Theo Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 quy định về hòa giải tranh chấp đất đai:

– Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

– Các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất để yêu cầu hòa giải (thủ tục bắt buộc).

Thời hạn hòa giải: Không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu.

Kết quả hòa giải:

– Kết quả hòa giải phải được lập thành biên bản và được gửi ngay cho các bên tranh chấp và lưu tại UBND cấp xã.

– Kết quả hòa giải tại UBND cấp xã xảy ra một trong hai trường hợp:

Trường hợp 1: Hòa giải thành

Nếu có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì UBND cấp xã có trách nhiệm gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường.

Phòng Tài nguyên và Môi trường trình UBND cấp huyện quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới sổ đỏ.

Xem thêm: Giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án

Trường hợp 2: Hòa giải không thành

Theo khoản 2 Điều 203 Luật Đất đai năm 2013, tranh chấp đất đai mà đương sự không có Sổ đỏ hoặc không có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai thì đương sự chỉ được lựa chọn 01 trong 02 hình thức giải quyết tranh chấp đất đai như sau:

  1. Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền cụ thể:

– Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết đối với trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau.

– Chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết đối với trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

  1. Khởi kiện tại Tòa án nhân dân nơi có đất xảy ra tranh chấp theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự
tranh chấp đất đai
tranh-chap-dat-dai

Căn cứ giải quyết tranh chấp khi không có Sổ đỏ

– Các bên tranh chấp có nghĩa vụ chủ động thu thập, giao nộp chứng cứ cho Tòa án.

– Chứng cứ là những gì có thật và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án tranh chấp đất đai.

 

Theo khoản 1 Điều 91 Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đất đai, tranh chấp đất đai trong trường hợp các bên tranh chấp không có Sổ đỏ hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì việc giải quyết tranh chấp được thực hiện dựa theo các căn cứ sau:

  1. Chứng cứ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất do các bên tranh chấp đất đai đưa ra.

Căn cứ vào chứng cứ về nguồn gốcquá trình sử dụng đất , thường là ý kiến làm chứng của những hộ gia đình hoặc cá nhân biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất, Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp tỉnh sẽ ban hành quyết định giải quyết hoặc Tòa án sẽ ra bản án để xác định người có quyền sử dụng đất.

  1. Thực tế diện tích đất mà các bên tranh chấp đang sử dụng ngoài diện tích đất đang có tranh chấp và bình quân diện tích đất cho một nhân khẩu tại địa phương;

  2. Sự phù hợp của hiện trạng sử dụng thửa đất đang có tranh chấp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

Trường hợp đất trong quy hoạch mà có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì vẫn được thực hiện các quyền của người sử dụng đất cho tới khi có quyết định thu hồi đất hoặc chuyển mục đích sử dụng đất theo kế hoạch nhưng sẽ bị hạn chế một số quyền như: Không được xây dựng mới nhà ở, công trình, trồng cây lâu năm….

  1. Chính sách ưu đãi người có công của Nhà nước;

Tuỳ theo điều kiện và khả năng của địa phương, việc hỗ trợ người có công với Cách mạng cải thiện nhà ở căn cứ Điều 2 Quyết định số 118/TTg ngày 27/02/1996 đã được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 117/2009/QĐ-TTg

  1. Quy định của pháp luật về giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất.

Tại sao bạn nên sử dụng dịch vụ của chúng tôi?

Là Công ty chuyên về lĩnh vực Sở hữu trí tuệ, Doanh nghiệp, Đầu tư. Chúng tôi tự hào mình là một trong những nhà cung cấp dịch vụ pháp lý hàng đầu Việt Nam.

Với đội ngũ chuyên môn giàu kinh nghiệm, chúng tôi tin rằng mình sẽ làm hài lòng Quý khách bởi chất lượng dịch vụ của mình.

Qua những khâu tuyển chọn chặt chẽ và nghiêm khắc, mỗi một chuyên viên tư vấn pháp lý của chúng tôi đều là những người đã hỗ trợ cho hàng trăm doanh nghiệp lớn nhỏ trên khắp cả nước, đáp ứng được kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tế.

Hy vọng rằng với những tư vấn của chúng tôi sẽ giải quyết được những vướng mắc của Quý Khách về Tranh chấp đất đai không có sổ đỏ. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc, Quý khách hàng có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty TNHH Tư vấn pháp lý LNP.

________________________________
Với kinh nghiệm 10 năm trong nghề, chúng tôi với đội ngũ Luật sư và chuyên viên tư vấn tự tin cung cấp dịch vụ pháp lý của mình đến khách hàng trên toàn quốc.
Liên hệ Luật sư tư vấn và hỗ trợ tất cả các Dịch vụ liên quan đến Sở hữu trí tuệ, Doanh nghiệp, Đầu tư:
LNP LAW
Địa chỉ: số 225A Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 02463292936
HOTLINE: 0832929912
Email: info@lnplegal.com