Tranh chấp hợp đồng thương mại là gì?

Tranh chấp hợp đồng thương mại là gì? Khi các bên xảy ra tranh chấp thì phải giải quyết tranh chấp như thế nào? Có những cách giải quyết tranh chấp nào?

Đọc thêm: Hợp đồng thương mại là gì? Những điều cần lưu ý trong hợp đồng thương mại

Đọc thêm: Hợp đồng vô hiệu toàn phần?

1. Tranh chấp hợp đồng thương mại:

– Tranh chấp hợp đồng thương mại là khi thực hiện nghĩa vụ và quyền của các bên, một trong hai bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các thỏa thuận đã cam kết trong hợp đồng xảy ra mâu thuẫn dẫn đến tranh chấp thương mại.

– Các đặc điểm của tranh chấp thương mại:

  • Có quan hệ hợp đồng thương mại;
  • Có sự vi phạm đến quyền và nghĩa vụ một trong hai bên;
  • Có sự bất đồng quan điểm, ý kiến.

2. Cách thức giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại:

Khi một trong các bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng sẽ phát sinh tranh chấp, tuy nhiên việc xảy ra tranh chấp có ba phương thức giải quyết sau:

Thứ nhất, phương thức thương lượng, hòa giải:

– Khi một hợp đồng được giao kết sẽ quy định về việc nếu xảy ra tranh chấp thì giải quyết tranh chấp bằng việc thương lượng thỏa thuận hoặc trọng tài thương mại.

– Thương lượng là sự thỏa thuận của các bên và việc giải quyết tranh chấp như thế nào cho hợp lý.

– Hòa giải là việc các bên cùng nhau thỏa thuận để đi đến thống nhất một phương án giải quyết cho mâu thuẫn trong hợp đồng này và họ tự nguyện cùng nhau thực hiện phương án trên.

– Tuy nhiên, việc các bên lựa chọn phương thức thương lượng hòa giải có ưu và nhược điểm như sau:

  • Ưu điểm: phương thức này được giải quyết một cách đơn giản, nhanh chóng, ít tốn kém. Nếu việc giải quyết diễn ra thuận lợi thì có khả năng tiếp tục hợp tác.
  • Nhược điểm: Khả năng thành công phụ thuộc vào ý chí của các bên vì vậy việc thi hành kết quả thấp bởi không có sự ràng buộc về mặt pháp lý.

Thứ hai, giải quyết bởi Trọng tài thương mại:

– Hợp đồng quy định việc nếu không thể thương lượng để đưa ra kết quả cuối cùng thì việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là bắt buộc.

– Phương thức này có sự tham gia của bên thứ ba là hội đồng trọng tài và các bên tranh chấp được quyền lựa chọn trọng tài viên, địa điểm và thời gian giải quyết.

– Có những ưu nhược điểm như sau:

  • Ưu điểm: Thủ tục đơn giản, nhanh chóng; Phán quyết của trọng tài có tính chung lập không bị kháng cáo; Đảm bảo bí mật kinh doanh của các bên; Được quyền chỉ định trọng tài viên giúp các bên lựa chọn được người có trình độ chuyên môn cao.
  • Nhược điểm: Tính cưỡng chế không cao bởi không có sự ràng buộc pháp lý; Việc thực hiện các quyết định từ trọng tài hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện của các bên.

Thứ ba, giải quyết tranh chấp thông qua Tòa án:

– Các quyết định của Tòa án mang tính cưỡng chế vì vậy mà nếu hợp đồng phát sinh tranh chấp mà một bên vi phạm thì phải bồi thường cho bên còn lại.

– Tuy nhiên, thời gian giải quyết tranh chấp sẽ bị kéo dài.

Tùy thuộc vào mức độ và tính chất phức tạp của tranh chấp để các bên định đoạt việc lựa chọn phương thức giải quyết như thế nào cho phù hợp với yêu cầu mỗi bên.

 

***** Các chuyên mục liên quan khác *****

Giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm 2020

Giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất 2020

Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán nhà ở 2020

Giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản 2020

Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế 2020

Giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc 2020

Tư vấn Giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất 2020

Hợp đồng thương mại là gì? Những điều cần lưu ý trong hợp đồng thương mại

Tranh chấp hợp đồng thương mại là gì?