Trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng tại CISG và luật thương mại 2005

Gia nhập CISG chính là trang bị công cụ pháp lý hữu hiệu để cho doanh nghiệp Việt Nam thành công trên thương trường thế giới. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, khi Việt Nam mới tham gia CISG, nội dung của Công ước vẫn chưa được nhiều cơ quan tài phán và doanh nghiệp Việt Nam biết đến.  Bài viết dưới đây, LNP sẽ giải đáp các thắc mắc liên quan đến trách nhiệm pháp lý khi vi phạm hợp đồng trong Công ước này cũng như có sự so sánh với quy định của pháp luật thương mại.

 Đọc thêm: Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Đọc thêm: Điều khoản cơ bản của hợp đồng dịch vụ

Các quy định chung về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng của Luật thương mại 2005 và CISG

Về cách thức thể hiện các quy định về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng

CISG không sử dụng thuật ngữ “trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng” như tinh thần của Luật thương mại  2005 mà gọi là các biện pháp pháp lý (đối phó) với các vi phạm hợp đồng mà bên bị vi phạm có thể áp dụng đối với các bên vi phạm hợp đồng. Dù khác nhau về tên gọi nhưng về cơ bản các thuật ngữ này đều hàm chứa cùng một nội dung là bên vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi, mang tính tài sản đối với bên bị vi phạm.

Khái niệm vi phạm hợp đồng và vi phạm cơ bản hợp

Theo Khoản 12, Điều 3, Luật thương mại  2005, “Vi phạm hợp đồng là việc một bên không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thỏa thuận giữa các bên hoặc theo quy định của Luật này”.

Khác với Luật thương mại 2005, CISG không đưa ra định nghĩa về vi phạm hợp đồng nhưng qua nội dung những quy định cụ thể tại Công ước này thì vi phạm hợp đồng được hiểu là việc không thực hiện thực hiện không đúng nghĩa vụ hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng.

Như vậy về cơ bản cách nhìn nhận về vi phạm hợp đồng của Luật thương mại 2005 và CISG là phù hợp.

Về cách thức thể hiện các quy định về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng

Đều quy định về chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, bồi thường thiệt hại và hủy hợp đồng. CISG không quy định gì về phạt vi phạm hợp đồng do có nhiều quan điểm rất khác nhau giữa các nước Civil Law và Common Law về chế tài này khiến cho việc hài hòa hóa là không thể thực hiện được.

trach nhiem khi vi pham hop dong

Điểm khác biệt  giữa CISG và Luật thương mại đồng về quy định trách nhiệm do vi phạm hợp đồng

Chế tài hủy hợp đồng

Chế tài hủy hợp đồng chỉ được áp dụng khi một bên vi phạm cơ bản hợp đồng.

Điều 25 của Công ước và Điều 3 khoản 13 LUậT THƯƠNG MạI 2005 đưa ra những định nghĩa không hoàn toàn giống nhau, nhưng đều thống nhất ở một điểm: vi phạm cơ bản là vi phạm gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho bên bị vi phạm, làm cho bên này không đạt được mục đích khi giao kết hợp đồng.

Ngoài ra, CISG còn quy định một trường hợp được hủy hợp đồng, đó là khi bên vi phạm không không thực hiện nghĩa vụ trong thời hạn đã được gia hạn thêm (điều 49 khoản 1 và 64 khoản 1). Luật thương mại 2005 không có quy định tương ứng.

Về chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng

CISG và Luật thương mại cho phép người có nghĩa vụ có hành vi vi phạm lựa chọn một trong hai biện pháp: sửa chữa hay thay thế hàng hóa. Luật thương mại 2005 không có quy định rõ  gì về vấn đề này, trong khi đó, CISG lại nêu rõ, chỉ được áp dụng biện pháp thay thế hàng hóa khi vi phạm của bên có nghĩa vụ cấu thành vi phạm cơ bản, còn trong các trường hợp khác chỉ bên có quyền chỉ được áp dụng biện pháp sửa chữa hàng hóa, loại trừ khuyết tật của hàng hóa

Về bồi thường thiệt hại

Luật Việt Nam và CISG đều quy định các thiệt hại được bồi thường bao gồm tổn thất và khoản lợi bị bỏ lỡ mà bên kia đã phải chịu do hậu quả của sự vi phạm hợp đồng để đền bù sự thiệt hại do vi phạm. Về tính chất của thiệt hại được bồi thường, CISG nhấn mạnh đến tính có thể dự đoán trước của thiệt hại đối với bên vi phạm, còn pháp luật Việt Nam lại nhấn mạnh tính « trực tiếp » và « thực tế » (điều 302 Luật thương mại). Nguyên tắc hạn chế tổn thất đều được ghi nhận tại CISG và Luật thương mại Việt Nam  2005.

Các trường hợp miễn trách

Cả Luật thương mại 2005 và CISG đều có quy CISG có cách tiếp cận tương tự khi quy định trường hợp miễn trách nhiệm  bao gồm bất khả kháng và trường hợp lỗi của bên bị vi phạm (Điều 294 Luật thương mại 2005 và Điều 79 CISG). Ngoài ra, CISG còn quy định cụ thể về việc miễn trách do lỗi của bên thứ ba (Điều 79), trong khi pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể về vấn đề này. Đây là một thực tiễn thương mại hoàn toàn có thể xảy ra trên thực tế mà pháp luật Việt Nam cần phải bổ sung để bảo đảm tính toàn diện và công bằng của miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng. Có một vấn đề cần lưu ý là pháp luật Việt Nam công nhận rằng bên vi phạm được miễn trách nhiệm “do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng” .

Ngoài ra, CISG còn có khá nhiều quy định chi tiết về biện pháp giảm giá hàng (điều 50), về cách áp dụng chế tài khi hợp đồng giao hàng từng phần (điều 71), về việc hủy hợp đồng ngay cả khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ (điều 72), về cách tính tiền bồi thường thiệt hại một cách cụ thể khi hợp đồng bị hủy (điều 75 và 76), về bảo quản hàng hóa đang tranh chấp (từ điều 85-điều 88).

Trong khi đó, VN còn có quy định thêm hình thức phạt vi phạm nhằm ngăn ngừa những hành vi vi phạm trong tương lai. Còn CISG lại không có quy định về hình thức này, do vậy mà bên vi phạm hợp đồng không phải chịu chế tài này theo quy định của CISG.

Tóm lại, liên quan đến các chế tài do vi phạm hợp đồng mà CISG và pháp luật Việt Nam cùng quy định, CISG có các quy định đầy đủ và cụ thể hơn so với pháp luật Việt Nam. Bên cạnh đó, có vấn đề luật Việt Nam có quy định nhưng CISG lại không quy định (như chế tài phạt) và ngược lại. Một số điểm khác biệt khác cũng cần được lưu ý, như quy định về việc thay thế hàng hóa không phù hợp.

Tuy vậy, cần khẳng định là những sự khác biệt này không tạo nên mâu thuẫn đối kháng giữa CISG và pháp luật Việt Nam về mua bán hàng hóa (bởi hai hệ thống này bổ sung cho nhau, mỗi hệ thống được áp dụng cho một loại hợp đồng riêng).