Hợp đồng ngoại thương là cơ sở pháp lý xác lập quyền và nghĩa vụ, các vấn đề liên quan giữa các bên trong quá trình mua bán hàng hóa. HĐNT thường có một bên là cá nhân, tổ chức nước ngoài, xuất phát từ sự bất đồng ngôn ngữ, sự khác biệt trong hệ thống pháp luật nên rất dễ xảy ra tranh chấp không mong muốn. Vì vậy, khi tham gia ký kết các hợp đồng ngoại thương cần lưu ý một số điều khoản sau:
Chọn luật áp dụng:
Luật áp dụng là hệ thống các quy phạm pháp luật sẽ được sử dụng để điều chỉnh các vấn đề trong hợp đồng. Thông thường, các bên sẽ có một điều khoản riêng để chọn luật. Tuy nhiên, vì Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Công ước của Liên hợp quốc về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nên nếu hai bên ký kết hợp đồng đến từ hai nước thành viên của công ước thì công ước sẽ có giá trị áp dụng mặc nhiên nếu hai bên không có điều khoản chọn luật. Để loại trừ việc áp dụng công ước này, các bên phải ghi nhận rõ trong hợp đồng hệ thống pháp luật nào sẽ được áp dụng và các bên thống nhất không sử dụng công ước này làm luật điều chỉnh.
Quyền và nghĩa vụ của các bên
Trong hợp đồng, quyền lợi của bên này sẽ là nghĩa vụ của bên còn lại, vì vậy các bên cần thỏa thuận và ghi nhận rõ ràng về quyền lợi và nghĩa vụ của từng bên để tránh mâu thuẫn phát sinh.
Giải quyết tranh chấp
Các bên cần thỏa thuận và xác định rõ sẽ chọn tòa án hay trung tâm trọng tài cụ thể nào để giải quyết khi có tranh chấp xảy ra. Ngoài ra, các bên có thể thỏa thuận phương pháp giải quyết bằng con đường thương lượng, hòa giải và cách thức, thời hạn thực hiện. Nếu thương lượng, hòa giải không đạt kết quả mới đưa tranh chấp ra trung tâm tài phán.
Điều khoản liên quan đến hàng hóa:
Các bên phải thỏa thuận và ghi nhận rõ ràng về hàng hóa (số lượng, đặc điểm, công dụng, chất lượng, chủng loại…, hàng hóa được coi là lỗi do bên bán, hàng hóa bị hư hỏng do điều kiện khách quan…)
Điều khoản về giá và thanh toán:
Mục tiêu của hợp đồng ngoại thương là lợi nhuận vì vậy điều khoản về giá và thanh toán là không thể thiếu. Các bên nên thỏa thuận rõ phương thức, đơn vị tiền tệ và thời hạn thanh toán và ghi nhận trong hợp đồng. Tuy nhiên, vẫn có khả năng bên mua thanh toán chậm gây bất lợi cho bên bán. Bên bán có thể đảm bảo quyền lợi của mình bằng cách quy định lãi suất trả chậm.
Điều khoản về chiết khấu:
Trong quan hệ làm ăn, các bên thường có xu hướng chiết khấu cho nhau để giữ mối quan hệ. Các bên có thể linh động lựa chọn các trường hợp được chiết khấu như khi bên mua mua hàng hóa với số lượng lớn, thanh toán sớm trước hạn…
Điều khoản loại trừ trách nhiệm, phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại
Các quy định này pháp luật có quy định, tuy nhiên để thuận lợi cho các bên khi có mâu thuẫn xảy ra, tạo mối quan hệ hợp tác lâu dài giữa các bên.
Dịch vụ trong lĩnh vực hợp đồng của chúng tôi bao gồm:
- Tư vấn cho khách hàng về đàm phán và soạn thảo hợp đồng;
- Xem xét và góp ý cho hợp đồng của khách hàng;
- Soạn thảo hợp đồng theo yêu cầu của khách hàng;
- Tư vấn hoặc đại diện cho khách hàng thực hiện thương lượng khi có tranh chấp về hợp đồng.
_________________________________
Với kinh nghiệm 10 năm trong nghề, chúng tôi với đội ngũ Luật sư và chuyên viên tư vấn tự tin cung cấp dịch vụ pháp lý của mình đến khách hàng trên toàn quốc.
Liên hệ Luật sư tư vấn và hỗ trợ tất cả các Dịch vụ liên quan đến hợp đồng, giải quyết tranh chấp hợp đồng:
Địa chỉ: số 225A Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 02463292936
HOTLINE: 0832929912
Email: info@lnplegal.com