Hợp đồng tín dụng được pháp luật quy định như thế nào? Trong trường hợp xảy ra tranh chấp hợp đồng tín dụng thì phải giải quyết ra sao?
Đọc thêm: Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc 2020
Đọc thêm: Chi nhánh có được ký kết hợp đồng không?
Mục lục
1. Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật dân sự 2015;
- Tố tụng dân sự 2015;
- Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010;
- Các văn bản liên quan khác.
2. Hợp đồng tín dụng:
– Hợp đồng tín dụng là văn bản thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng với các tổ chức, cá nhân về việc chuyển giao một khoản tiền với cam kết hoàn trả cả gốc và lãi trong thời hạn nhất định.
– Tổ chức tín dụng hay còn gọi là bên cho vay là doanh nghiệp thực hiện một hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân.
– Bản chất hợp đồng song vụ:
- Là hợp đồng song vụ ( hình thức văn bản );
- Đối tượng thỏa thuận: khoản tiền cho vay;
- Nguyên tắc hoàn trả.
3. Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng:
– Tranh chấp hợp đồng tín dụng là những mâu thuẫn phát sinh từ việc thực hiện quyền và nghĩa vụ được ghi nhận trong hợp đồng tín dụng.
– Các loại tranh chấp hợp đồng tín dụng phổ biến hiện nay:
3.1 Tranh chấp phát sinh khi có sự vi phạm nghĩa vụ trong quan hệ hợp đồng của các bên:
– Bên vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi đúng thời hạn vì vậy mà phát sinh tranh chấp.
– Bên cho vay không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ giải ngân cho bên vay làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của bên vay dẫn đến việc xảy ra tranh chấp.
3.2 Tranh chấp chủ thể xác lập, thực hiện hợp đồng tín dụng:
– Việc xác lập một hợp đồng là người đại diện theo pháp luật của một tổ chức đứng ra, tuy nhiên việc ký kết sẽ không có hiệu lực nếu không phải người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền.
3.3 Tranh chấp phát sinh trong việc xử lý tài sản bảo đảm hợp đồng tín dụng có bảo đảm bằng tài sản:
– Đi cùng với hợp đồng tín dụng là hợp đồng bảo đảm trong trường hợp phát sinh tranh chấp.
– Tài sản bảo đảm được định giá bởi đội ngũ nhân viên tín dụng.
3.4 Tranh chấp phát sinh từ quy định pháp luật về việc giải quyết tranh chấp:
– Theo quy định pháp luật thì việc giải quyết tranh chấp có rất nhiều phương thức để giải quyết bao gồm: thương lượng, hòa giải, trọng tài;
– Các bên phải thỏa thuận trước với nhau về việc nếu xảy ra tranh chấp sẽ lựa chọn cơ quan nào, cũng như áp dụng luật nào.
4. Dịch vụ giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng của LNP Law:
Chúng tôi chuyên tư vấn và giải quyết các loại tranh chấp về hợp đồng, trong đó có các loại tranh chấp hợp đồng tín dụng, tư vấn về cách thức giải quyết.
Dịch vụ tư vấn của chúng tôi gồm có:
– Tiếp nhận yêu cầu, phân tích, đưa ra tư vấn liên quan đến hợp đồng tín dụng;
– Tư vấn hình thức, lựa chọn luật áp dụng, ngôn ngữ để giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng;
– Hỗ trợ trong quá trình đàm phán, giải quyết tranh chấp hợp đồng để bảo vệ tốt nhất quyền lợi của khách hàng;
– Hỗ trợ khách hàng trong quá trình tố tụng;
– Theo dõi việc thực hiện giải quyết tranh chấp hợp đồng theo yêu cầu của khách hàng.
Vì sao khách hàng nên lựa chọn dịch vụ của LNP Law:
Với hơn 10 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực luật pháp với đội ngũ nhân viên nhiệt tình, giàu kinh nghiệm. LNP LAW tự tin mang đến dịch vụ tốt nhất cho khách hàng trong các lĩnh vực Tố tụng, Đầu tư, Sở hữu trí tuệ, Kinh doanh, Đất đai. Bài viết trên đã tóm tắt Tư vấn Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng.
Hy vọng rằng với bài viết của chúng tôi sẽ giải quyết được những vướng mắc về việc Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng . Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty TNHH Tư vấn pháp lý LNP .