Hợp đồng mua bán nhà xưởng hoặc thuê kho bãi để sản xuất kinh doanh là một trong những loại hợp đồng pháp lý quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Một hợp đồng mua bán nhà xưởng, kho bãi chặt chẽ sẽ tạo điều kiện kinh doanh ổn định cho doanh nghiệp.
Mục lục
Hợp đồng mua bán theo quy định của Bộ luật dân sự 2015
– Điều 430 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về hợp đồng mua bán tài sản như sau:
“Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán.
Hợp đồng mua bán nhà ở, mua bán nhà để sử dụng vào mục đích khác được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật nhà ở và luật khác có liên quan.”
– Theo đó, tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có hoặc hình thành trong thương lai. Như vậy, nhà xưởng cũng được xem là một loại tài sản ( bất động sản)
Một số lưu ý khi soạn thảo hợp đồng mua bán nhà xưởng
Đối tượng hợp đồng mua bán nhà xưởng:
Trong phần này cả hai bên phải ghi cụ thể những điều sau:
• Bên A (bên bán) đồng ý bằng văn bản bán cho bên B (bên mua) nhà xưởng tại địa chỉ nào. Ghi rõ số…đường…phường (xã)…quận (huyện, thị xã)…..Đồng ý chuyển nhượng quyền sử dụng đất có nhà ở nằm trong khuôn viên được xác định bởi các giấy tờ đã nêu trên đây.
• Cấu trúc: trệt, lầu, gạch, bê tông, cốt thép… Nền…mái…
• Tường: gạch, đất, bê tông, chung…riêng, mượn.
• Diện tích toàn bộ khuôn viên: ngang…sâu…
• Diện tích xây dựng.
• Diện tích sử dụng.
• Vị trí nhà xưởng: được xây cất trên lô đất nào, bằng khoán nào, bản đồ số mấy…
• Nguồn gốc nhà xưởng
• Giấy tờ về nhà ở kèm theo gồm: Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà xưởng và quyền sử dụng đất số…Cùng tờ khai lệ phí trước bạ ngày…; bản vẽ…
• Thời điểm giao giấy tờ sở hữu nhà xưởng: ngay sau khi hai bên ký hợp đồng công chứng. Và bên B thanh toán tiền mua nhà …
• Thời điểm giao nhà xưởng: khi giao nhà xuwowrg hai bên sẽ lập biên bản bàn giao.
• Thời gian hai bên ra phòng công chứng để chứng thực các giấy tờ có liên quan.
Giá mua bán nhà xưởng:
Hai bên thỏa thuận giá mua bán. Ghi bằng số và bằng chữ trong trong hợp đồng mua bán nhà xưởng.
Tiền đặt cọc mua nhà xưởng:
• Hai bên thỏa thuận bên mua sẽ đặt cọc trước một phần cho bên bán để đảm bảo sẽ mua bán. Tiền đặt cọc phải được thể hiện tại hợp đồng đặt cọc số …..
• Số tiền đặt cọc này sẽ được chuyển thành tiền mua nhà xưởng. Khấu trừ vào đợt thanh toán đầu tiên (chia làm mấy đợt để thanh toán).
• Sau khi nhận tiền đặt cọc, nếu bên bán thay đổi ý kiến. Không bán cho bên mua nữa thì phải hoàn trả cho bên mua số tiền gấp 2 lần số tiền đặt cọc mà mình đã nhận. Ngược lại, nếu bên mua thay đổi ý kiến, không mua nữa thì phải chịu mất tiền cọc.
Thời gian và phương thức thanh toán:
• Thời gian và điều kiện giao nhận nhà xưởng
• Thời gian thanh toán (có thể chia làm nhiều đợt thanh toán).
• Hình thức thanh toán: chuyển khoản hoặc đưa tiền trực tiếp.
• Lãi do thanh toán chậm: nếu bên mua không thanh toán đúng hạn cho bên bán thì phải trả thêm tiền lãi phát sinh cho số ngày chậm thanh toán. Mức lãi suất quá hạn do Ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm thanh toán.
Xác nhận cụ thể thời gian và phương thức thanh toán
Quyền và nghĩa vụ của hai bên:
Các bên cần chi tiết hóa các nghĩa vụ trong giai đoạn. Từ trước, trong và sau khi thực hiện hợp đồng cũng như thời điểm chấm dứt cụ thể.
Điều khoản ràng buộc trách nhiệm:
Các bên có thể dự trù các tình huống đối phương có thể vận dụng để không thực hiện hợp đồng mà soạn thảo những điều khoản thích hợp. Như trách nhiệm của bên mua khi không thanh toán. Hoặc trách nhiệm của bên bán khi không chuyển giao đối tượng của hợp đồng.
Điều khoản chung:
Hai bên cam kết thực hiện nghiêm túc các điều khoản trong hợp đồng này. Những tranh chấp phát sinh liên quan đến hợp đồng này đều sẽ được giải quyết dựa trên sự hợp tác, cùng có lợi. Nếu không tự giải quyết được, hai bên đồng ý sẽ đưa ra giải quyết tại Tòa án có thẩm quyền. Bên thua kiện phải chịu toàn bộ các chi phí liên quan. Kể cả chi phí thuê luật sư, cho bên thắng kiện. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký và được công chứng. Được lập thành 05 bản, có giá trị như nhau. Mỗi bên giữ 02 bản và lưu một bản tại Phòng Công chứng.
Vấn đề quan trọng:
Để tránh rủi ro thì người mua phải trực tiếp đến địa điểm của nhà xưởng để xem hiện trạng của nó. Phải xác định nguồn gốc nhà ở thuộc sở hữu của ai. Quá trình chuyển dịch quyền sở hữu như thế nào. Nhà đã có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà xưởng chưa hay là đang đi thuê? Việc xác định rõ nguồn gốc nhà xưởng , tình trạng pháp lý của nó là điều kiện giúp giao kết hợp đồng đúng quy định của pháp luật. Tránh được những tranh chấp phát sinh sau này.
Ngoài ra, cũng cần lưu ý nhà xưởng là đối tượng mua bán có bị đem thế chấp hoặc kê biên. Mục đích đảm bảo việc thực hiện một hoặc các nghĩa vụ dân sự. Hay trách nhiệm hình sự khác không.
Hy vọng rằng với những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp Quý khách hàng hiểu rõ hơn về Các nội dung của hợp đồng mua bán nhà xưởng. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc, Quý khách hàng có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của La Défense.
Xem thêm:
- Tư vấn soạn thảo hợp đồng thuê bất động sản 2020
- Tư vấn Giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm 2020
- Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản 2020