pháp luật doanh nghiệp

Nhận tư vấn về lĩnh vực doanh nghiệp & thương mại bằng cách điền các thông tin phía dưới

THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

GÓI DỊCH VỤ THEO NHU CẦU:

          • Gói Tối thiểu
          • Gói Khởi nghiệp
          • Gói Pháp lý
          • Gói Cao cấp

Thời gian linh hoạt theo yêu cầu của bạn: từ 1 – 7 ngày làm việc

Hồ sơ cần chuẩn bị:

    • Bản sao công chứng CMND các thành viên góp vốn
    • Hoặc Giấy chứng nhận đăng ký Doanh nghiệp của Doanh nghiệp góp vốn
    • Trường hợp ở xa khách hàng có thể dung cấp bản ảnh rõ nét cho chúng tôi để thực hiện thủ tục hỗ trợ.

DỊCH VỤ HỖ TRỢ KHÁC ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG SAU KHI THÀNH LẬP

STT DỊCH VỤ CỦA CHÚNG TÔI GIÁ TRỊ (VNĐ)
01 Đăng ký xác lập quyền bảo hộ Nhãn hiệu/ Logo 3.000.000
02 Hỗ trợ dịch vụ xin các giấy phép con (Giấy đủ điều kiện kinh doanh đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện), như: Khách sạn, nhà hàng, Vệ sinh thực phẩm, Phòng cháy chữa cháy, phòng khám đa khoa, chuyên khoa, Giấy phép Nhập khẩu và phân phối rượu, Công bố, Quảng cáo Mỹ phẩm, Thực phẩm chức năng, Thuốc…. Liên hệ
03 Tư vấn pháp lý thường xuyên  Liên hệ
04 Báo cáo thuế định kỳ 1.000.000/tháng
05 Tư vấn rà soát sổ sách, hoàn thiện sổ sách cho doanh nghiệp trước khi quyết toán thuế, đại diện cho doanh nghiệp giải trình số liệu khi quyết toán thuế.  Liên hệ
06 Các dịch vụ khác Liên hệ
CHÍNH SÁCH HẬU KHUYẾN MÃI: GIẢM TỪ 10 – 20% CHI PHÍ CÁC DỊCH VỤ TRÊN CHO QUÝ KHÁCH HÀNG LẦN ĐẦU SỬ DỤNG DỊCH VỤ

Báo giá:

Liên hệ ngay LNP LAW để nhận báo giá chi tiết


HOTLINE: 0968896603

THAY ĐỔI GIẤY PHÉP ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP

Các nội dung thay đổi:

    • Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp
    • Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp
    • Thành viên/ chủ doanh nghiệp
    • Thông tin cá nhân của các chủ sở hữu, thành viên hoặc cổ đông
    • Thay đổi vốn điều lệ.
    • Thay đổi ngành nghề đăng ký kinh doanh:
    • GCN kinh doanh cũ bị mất, rách:

Quy trình và thời gian:

    • Liên hệ trao đổi thông tin: 30 phút sau khi nhận được yêu cầu
    • Xác định Nội dung công việc, hướng dẫn bạn chuẩn bị tài liệu: 1 – 2 giờ
    • Hoàn thiện hồ sơ và gửi bạn ký: 1 ngày (kể từ khi nhận đủ thông tin)
    • Nộp hồ sơ
    • Trả kết quả (GCN ĐKCN mới hoặc Thông báo xác nhận thay đổi của Sở KH&ĐT)

 

Quy trình và thời gian:

    • Liên hệ trao đổi thông tin: 30 phút sau khi nhận được yêu cầu
    • Xác định Nội dung công việc, hướng dẫn bạn chuẩn bị tài liệu: 1 – 2 giờ
    • Hoàn thiện hồ sơ và gửi bạn ký: 1 ngày (kể từ khi nhận đủ thông tin)
    • Nộp hồ sơ
    • Trả kết quả (GCN ĐKCN mới hoặc Thông báo xác nhận thay đổi của Sở KH&ĐT)

Báo giá:

Liên hệ ngay LNP LAW để nhận báo giá chi tiết


HOTLINE: 0968896603

TẠM NGỪNG – GIẢI THỂ HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP

TẠM NGỪNG

Thời hạn tạm ngừng:

    • Không quá 01 năm. Tổng thời gian tạm ngừng liên tiếp không được quá hai năm.

Thời hạn thông báo:

    • Chậm nhất 15 ngày trước khi tạm ngừng

Tài liệu cần chuẩn bị:

    • Đăng ký kinh doanh: sao y công chứng
    • Thông báo tạm ngừng hoạt động
    • Quyết định tạm ngừng hoạt động
    • Biên bản họp về việc tạm ngừng hoạt động

GIẢI THỂ

Điều kiện giải thể:

    • Bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác (Nợ khách hàng, đối tác, người lao động, thuế…)
    • Không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài.

Quy trình và thời gian:

    • Khóa mã số thuế (10 – 15 ngày làm việc)
    • Trả giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (3 – 5 ngày làm việc)

Tài liệu cần chuẩn bị:

    • Toàn bộ chứng từ, sổ sách kế toán
    • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Báo giá:

Liên hệ ngay LNP LAW để nhận báo giá chi tiết


HOTLINE: 0968896603

DỊCH VỤ TƯ VẤN LUẬT DOANH NGHIỆP KHÁC

THƯƠNG MẠI VÀ CẠNH TRANH

Thương mại là hoạt động chủ yếu và cạnh tranh là yếu tố sống còn trên thương trường, quyết định sự trưởng thành của Doanh nghiệp. LNP chúng tôi phục vụ khách hàng về các chiến lược kinh tế, tư vấn pháp luật về thương mại, cạnh tranh bao gồm chống cạnh tranh không lành mạnh.

HOẠT ĐỘNG TUÂN THỦ

Chúng tôi tư vấn toàn diện các vấn đề liên quan đến quản trị, điều hành Doanh nghiệp, tuân thủ pháp luật, giảm thiểu và cảnh báo các rủi ro tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh qua việc cung cấp các dịch vụ pháp lý, bằng cách rà soát và xây dựng kế hoạch thực hiện đáp ứng các tiêu chuẩn cần thiết trên cơ sở cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, văn hóa doanh nghiệp và yêu cầu cụ thể của khách hàng.

HỢP ĐỒNG GIAO DỊCH

LNP chúng tôi tư vấn, soạn thảo và/hoặc đàm phán các loại hợp đồng thương mại như liên doanh, hợp đồng thuê, mua, mua bán, phân phối, đại lý, dịch vụ, v.v. giấy tờ pháp lý khác theo yêu cầu hợp pháp của Doanh nghiệp; Giải quyết các tranh chấp Hợp đồng phát sinh.

Báo giá:

Liên hệ ngay LNP LAW để nhận báo giá chi tiết


HOTLINE: 0968896603

phương châm đồng hành cùng doanh nghiệp

Trên cương vị là một tổ chức chuyên hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ và tư vấn Doanh nghiệp, LNP LAW sẽ là người đồng hành đáng tín của Quý khách hàng trong tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp và thương mại cũng như các vấn đề pháp lý liên quan phát sinh theo quy định của pháp luật hiện hành.
LNP LAW cung cấp dịch vụ tư vấn và hỗ trợ Doanh nghiệp những giải pháp hiệu quả và tối ưu nhất.

Rất hân hạnh được hợp tác và đồng hành cùng Quý Doanh nghiệp!

Liên hệ Hotline: 083 292 9912 hoặc Email: lnpvnn@gmail.com để được hỗ trợ tốt nhất. Vui lòng xem thêm dịch vụ khác tại  Legal Consulting (LLC)

doanh nghiep
thanh lap cong ty

CUNG CẤP GIẢI PHÁP TOÀN DIỆN

Chúng tôi là đơn vị duy nhất cung cấp các giải pháp kinh doanh toàn diện, tuân thủ pháp luật, hiệu quả và kiểm soát rủi ro trong hoạt động kinh doanh phù hợp với mục tiêu, định hướng chiến lược kinh doanh của từng doanh nghiệp.

KINH NGHIỆM TƯ VẤN PHÁP LUẬT
DOANH NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI

Đến với LNP, khách hàng sẽ được hỗ trợ những thông tin cần thiết nhất để hiểu rõ hơn về hoạt động của doanh nghiệp trong khuôn khổ pháp lý cũng như mọi vấn đề liên quan mà chưa có hướng giải quyết.

Với năng lực chuyên môn cao, được đào tạo tốt, năng động, sáng tạo, có phong cách làm việc chuyên nghiệp và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, khả năng nắm bắt vấn đề và thấu hiểu nhu cầu của khách hàng, chúng tôi chắc chắn sẽ đáp ứng được mong đợi của khách hàng bằng những dịch vụ không ngừng đổi mới và hoàn thiện.

Câu hỏi thường gặp (FAQ)

Token (chữ ký số) khi nộp thuế điện tử là gì?

Chữ ký số là dạng chữ ký điện tử, dựa trên công nghệ mã hóa công khai. Nó đóng vai trò như chữ ký đối với cá nhân hay con dấu đối với doanh nghiệp và được thừa nhận về mặt pháp lý. Mỗi tài khoản sử dụng đều có một cặp khóa bao gồm: Khóa Công khai và Khóa Bảo mật. Khóa Công khai dùng để thẩm định Chữ ký số, xác thực người dùng của Chữ ký số. Khóa Bảo mật dùng để tạo Chữ ký số. Hiện nay, các doanh nghiệp coi Chữ ký số như một công nghệ xác thực, đảm bảo an ninh, đảm bảo an toàn cho giao dịch qua internet, nó giải quyết toàn vẹn dữ liệu và là bằng chứng chống chối bỏ trách nhiệm trên nội dung đã ký, giúp doanh nghiệp yên tâm với giao dịch của mình. Việc áp dụng Chữ ký số đã giảm thiểu chi phí công văn giấy tờ theo lối truyền thống, giúp các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong hành lang pháp lý, giao dịch qua mạng với Cơ quan Thuế, Hải quan, Ngân hàng điện tử,…
Thiết bị thể hiện Chữ ký số chính là USB Token – là thiết bị phần cứng (USB) dùng để tạo ra cặp khóa công khai và bí mật cũng như lưu trữ thông tin của khách hàng.
Đặc điểm của USB Token:
– Lưu giữ khóa bí mật cũng như chứng thư số của thuê bao.
– Có khả năng lưu trữ lớn, tốc độ xử lý cao (32 bit).
– Thiết bị phù hợp với người dùng cá nhân và cơ quan sử dụng ký với lưu lượng vừa phải.

Đăng ký thành lập doanh nghiệp cần chuẩn bị những gì?

(1) Lựa chọn loại hình Doanh nghiệp phù hợp:
Chủ doanh nghiệp cần phải hiểu rõ đặc điểm của từng loại hình doanh nghiệp để có thể xác định và chọn lựa loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất với định hướng phát triển của công ty. Những yếu tố chính mà chủ doanh nghiệp cần cân nhắc để lựa chọn loại hình của tổ chức phù hợp là: thuế, trách nhiệm pháp lý, khả năng chuyển nhượng, bổ sung, thay thế, quy mô doanh nghiệp để thu hút nhà đầu tư khác.
Các loại hình doanh nghiệp phổ biến ở Việt Nam bao gồm: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh, Công ty TNHH 01 thành viên, Công ty TNHH 02 thành viên trở lên, Công ty cổ phần.
(2) Chuẩn bị bảo sao y công chứng giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ sở hữu (đối với Doanh nghiệp tư nhân), của các thành viên (đối với Công ty TNHH, Công ty hợp danh), của các cổ đông (đối với Công ty cổ phần).
Lưu ý: Bản sao y công chứng CMND/CCCD chưa quá 03 tháng, thời hạn của CMND/CCCD chưa quá 15 năm.
(3) Đặt tên công ty:
Tối nhất các bạn nên đặt tên công ty ngắn gọn và dễ nhớ, dễ phát âm và không trùng lặp với các Doanh nghiệp khác đã thành lập để tránh nhầm lẫn. Để tra cứu xem tên công ty có bị trùng lặp hay không, các bạn có thể truy cập vào “Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia” để tra cứu.
(4) Chọn trụ sở chính của công ty:
Trụ sở chính của công ty là địa điểm thuộc quyền sở hữu hợp pháp của công ty, là địa chỉ liên lạc của công ty trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Địa chỉ trụ sở chính được xác định bởi số nhà, ngách, hẻm, ngõ, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc trung ương, số điện thoại, fax và thư điện tử (nếu có).
(5) Xác định số vốn điều lệ của công ty:
Vốn điều lệ của công ty là số vốn mà các thành viên, cổ đông của công ty góp hoặc cam kết góp trong một thời gian nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty.
(6) Xác định người đại diện theo pháp luật của công ty:
Người đại diện theo pháp luật của công ty nên để chức danh là Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc.
(7) Xác định ngành nghề hoạt động kinh doanh của công ty và chuẩn hóa theo Danh sách ngành nghề kinh doanh như pháp luật đã quy định.

Thủ tục chuyển đổi từ hộ kinh doanh sang doanh nghiệp?

Để chuyển đổi từ hộ kinh doanh sang doanh nghiệp, trước tiên chủ hộ kinh doanh phải làm thủ tục giải thể hộ kinh doanh rồi mới có thể thành lập công ty mới.
(1) Thủ tục giải thể hộ kinh doanh:
– Mẫu thông báo chấm dứt hoạt động của hộ kinh doanh
– Bản chính giấy phép
– Thông báo chấp thuận đã hoàn tất các thủ tục về thuế
Thời gian: 05 ngày kể từ ngày hồ sơ hợp lệ
(2) Thủ tục thành lập công ty:
Tham khảo thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần tại đây.

Công ty được sử dụng mấy con dấu?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp năm 2014 và khoản khoản 1 Điều 34 Nghị định 78/2015/NĐ-CP Nghị Định quy định về đăng kí doanh nghiệp:
“Điều 44. Con dấu của doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin sau đây:
a) Tên doanh nghiệp;
b) Mã số doanh nghiệp.”
“Điều 34. Thông báo sử dụng, thay đổi, hủy mẫu con dấu
1. Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, nội dung và số lượng con dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện. Doanh nghiệp có thể có nhiều con dấu với hình thức và nội dung như nhau.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp có quyền quyết định về số lượng con dấu, theo đó, doanh nghiệp có thể có nhiều con dấu tuy nhiên hình thức và nội dung phải giống nhau.

Những thủ tục cần làm sau khi nhận GCN Đăng ký doanh nghiệp?

Kê khai và nộp thuế môn bài
Treo biển tại trụ sở công ty
Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp, thông báo tài khoản ngân hàng với phòng đăng ký kinh doanh, nộp thuế điện tử.
Thông báo đã đăng tải mẫu dấu con dấu lên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia
Đăng ký chữ ký số điện tử thực hiện nộp thuế điện tử.
In và đặt in hóa đơn

Điều kiện để mở chi nhánh, văn phòng đại diện?

Đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty hợp danh, công ty cổ phần, khi muốn mở chi nhánh, văn phòng đại diện thì công ty bạn phải triệu tập và tiến hành họp Hội đồng thành viên về việc thành lập văn phòng đại diện. Nếu tại cuộc họp Hội đồng quản trị, các thành viên biểu quyết và thông qua được vấn đề thành lập văn phòng đại diện thì công ty bạn có thể tiến hành các thủ tục pháp lý để thành lập văn phòng đại diện tại phòng đăng ký kinh doanh tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Sử dụng nhà đi thuê làm trụ sở chính công ty được không?

  • Doanh nghiệp có thể thuê để làm trụ sở chính cho công ty từ n hà chung cư. Khi thuê nhà để làm trụ sở chính, doanh nghiệp nên chú ý những điều như sau:
    (1) Ký hợp đồng thuê nhà
    Khi thuê nhà do cá nhân làm chủ sở hữu để đặt trụ sở, doanh nghiệp cần phải ký hợp đồng thuê nhà với bên cho thuê.
    Hợp đồng thuê nhà phải được lập thành văn bản và không bắt buộc phải công chứng, chứng thực, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.
    Tuy nhiên, công chứng, chứng thực hợp đồng thuê nhà là việc nên làm để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, tính chặt chẽ của hợp đồng cũng như tránh các rủi ro xảy ra sau này.
    (2) Đưa tiền thuê nhà vào chi phí hợp lý
    Nếu tại hợp đồng thuê nhà có thỏa thuận tiền thuê nhà chưa bao gồm thuế (thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân) và doanh nghiệp nộp thuế thay cho cá nhân thì doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ tổng số tiền thuê nhà bao gồm cả phần thuế nộp thay cho cá nhân.
    Doanh nghiệp tự khai chi phí được trừ với cơ quan thuế. Tuy nhiên, để ghi nhận khoản chi phí tiền thuê nhà là chi phí hợp lý, thì doanh nghiệp phải có các chứng từ dưới đây:
    – Hợp đồng thuê nhà;
    – Chứng từ thanh toán tiền thuê nhà (Nếu tiền thuê nhà trên 20 triệu thì cũng không cần phải chuyển khoản vì không có hóa đơn);
    – Chứng từ nộp thuế thay chủ nhà và hồ sơ nộp thuế thay.
    Các chứng từ nêu trên sẽ được lưu tại doanh nghiệp và xuất trình với cơ quan thuế khi cơ quan thuế yêu cầu.

Giấy phép kinh doanh và GCN ĐK Doanh nghiệp có phải là một không?

1) Khái niệm
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: là văn bản hoặc bản điện tử mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp.
– Giấy phép kinh doanh: Là loại giấy được cấp cho các doanh nghiệp có kinh doanh ngành nghề có điều kiện, loại giấy này thông thường được cấp sau Giấy đăng ký doanh nghiệp.
(2) Ý nghĩa pháp lý
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:
+ Là giấy chứng nhận của cơ quan hành chính công Nhà nước.
+ Là nghĩa vụ của Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu tên doanh nghiệp.
– Giấy phép kinh doanh:
+ Là sự cho phép của cơ quan quản lý Nhà nước.
+ Là quyền cho phép (theo cơ chế xin–cho).
(3) Điều kiện cấp
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:
Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
+ Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
+ Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các Điều 38, 39, 40 và 42 của Luật này;
+ Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;
+ Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định pháp luật về phí và lệ phí.
– Giấy phép kinh doanh:
Đối với ngành, nghề mà pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan quy định phải có điều kiện thì doanh nghiệp chỉ được kinh doanh ngành, nghề đó khi có đủ điều kiện theo quy định (chẳng hạn kinh doanh bán lẻ thuôc lá, kinh doanh bán buôn sản phẩm rượu, kinh doanh dịch vụ thẩm định giá…)
Điều kiện kinh doanh là yêu cầu mà doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện khi kinh doanh ngành, nghề cụ thể, được thể hiện bằng giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp định hoặc yêu cầu khác).
(4) Thủ tục cấp
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:
+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
+ Hồ sơ hợp lệ với mỗi loại hình doanh nghiệp.
– Giấy phép kinh doanh:
+ Đơn xin phép
+ Hồ sơ hợp lệ
+ Thẩm định, kiểm tra các điều kiện do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện.
(5) Thời hạn tồn tại
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: do nhà đầu tư quyết định, thường không ghi vào Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
– Giấy phép kinh doanh: đủ hồ sơ, đủ điều kiện nhưng cơ quan Nhà nước vẫn có thể từ chối để bảo vệ lợi ích cộng đồng, có thể hạn chế số lượng.

Vốn điều lệ có ảnh hưởng đến doanh nghiệp như thế nào?

Vốn điều lệ không ảnh hưởng đến kết quả đăng ký kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp mà chỉ ảnh hưởng tới số tiền đóng lệ phí môn bài hàng năm của doanh nghiệp. Vốn đăng ký dưới 10 tỷ nộp thuế môn bài 2.000.000 đồng/năm. Vốn đăng ký trên 10 tỷ nộp thuế môn bài 3.000.000 đồng/ năm.
Doanh nghiệp có thể đăng ký bao nhiêu vốn điều lệ trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là tùy theo loại hình, quy mô dự định kinh doanh và điều kiện về tài sản có thể góp vốn của cá nhân tham gia kinh doanh. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng nên lưu ý cân đối mức vốn điều lệ để đủ kinh phí trang trải cho quá trình hoạt động kinh doanh của công ty, hay lập dự phòng rủi ro trong những năm đầu tiên hoạt động chưa hiệu quả.

Những ngành nghề kinh doanh nào có điều kiện?

Theo phụ lục 4 Luật số 03/2016/QH14 sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư quy định về 243 ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Các ngành nghề kinh doanh bị cấm?

Theo Điều 6 Luật Đầu tư 2014, các ngành nghề cấm kinh doanh đầu tư gồm:
– Cấm kinh doanh các chất ma túy:
Phụ lục I Luật Đầu tư 2014 quy định rõ 45 loại chất ma túy bị cấm đầu tư kinh doanh, trong đó có: Acetorphine, Acetyl-alpha- methylfenany, Alphacetylmethadol, Alpha-methylfentanyl, Beta-hydroxyfentanyl, Brolamphetamine, Cần sa và các chế phẩm từ cần sa, Heroine, Methcathinone….
– Cấm đầu tư kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật:
Theo Phụ Lục II Luật Đầu tư 2014, các loại hợp chất và khoáng vật bị cấm đầu tư kinh doanh bao gồm 8 loại hóa chất độc như Các chất khí gây bỏng chứa Lưu huỳnh, hơi cay Nitơ, Saxitoxin, Ricin; 4 loại tiền chất gồm các hợp chất Alkyl (Me, Et, n-Pr or i-Pr) phosphonyldifluoride, các hợp chất O-Alkyl, Chlorosarin, hlorosoma và Khoáng vật Amiang màu thuộc nhóm Amphibol.
– Cấm kinh doanh mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã và mẫu vật các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm Nhóm I có nguồn gốc từ thiên nhiên:
Mẫu vật các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm thuộc Nhóm I có nguồn gốc từ tự nhiên bị cấm đầu tư kinh doanh được quy định tại Phụ lục III Luật Đầu tư 2014. Trong đó, thực vật gồm ngành mộc lan, ngành thông. Động vật gồm lớp vú, bò sát, lớp chim…
– Cấm kinh doanh mại dâm:
Theo Bộ luật Hình sự, mại dâm là một nghề bị pháp luật cấm, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự bao gồm các hành vi khác nhau như chứa mại dâm, môi giới mại dâm.
Do đó, đây là ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh ở nước ta.
– Cấm mua, bán người hoặc mua, bán mô, bộ phận cơ thể người:
Hành vi mua bán người hoặc bộ phận cơ thể người bị coi là tội phạm và xét xử hình sự với mức phạt tù từ 5 năm – 20 năm tùy mức độ và hành vi phạm tội, vì vậy đây cũng là một trong những ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh ở Việt Nam.
– Cấm đầu tư kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên cơ thể con người:
Dưới góc độ sinh học, sinh sản vô tính được hiểu là hình thức sinh sản mà thế hệ con được sinh ra từ một cơ thể mẹ duy nhất, thế hệ con sẽ là bản sao mang di truyền chính xác của cơ thể mẹ.
Nếu thực hiện sinh sản vô tính trên cơ thể người có rủi ro rất lớn, đồng thời khi phương pháp này được tiến hành tràn lan không kiểm soát được sẽ gây rối loạn trật tự xã hội vốn có, suy thoái đạo đức con người.

Khi nào cần xin Giấy phép con?

Tùy vào từng loại ngành nghề hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp đã đăng ký thì doanh nghiệp sẽ phải xin cấp các loại giấy phép con tương ứng.
Danh mục các ngành nghề cần có giấy phép con

Liên hệ ngay

Đội ngũ Luật sư chuyên về doanh nghiệp và thương mại từ LNP sẽ giúp bạn giải quyết tất cả mọi vấn đề pháp lý liên quan tới pháp luật doanh nghiệp và thương mại.