Mục lục
Có sự khác biệt nào trong việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam so với nước sở tại của bạn không?
Bảo hộ quyền sở hữu đối với Nhãn hiệu dựa trên nguyên tắc lãnh thổ, tức là mỗi quốc gia, trong phạm vi lãnh thổ của mình có quyền tự quyết định cơ chê, chính sách và pháp luật riêng đối với việc sử dụng Nhãn hiệu. Chẳng hạn, một quốc gia có thể chỉ cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho thành viên của nước mình mà từ chối cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho cá nhân, tổ chức nước ngoài.
Để khắc phục vấn đề “home bias” đó, các quốc gia trên toàn thế giới đã đàm phán và đạt được một số thỏa thuận, điều ước quốc tế dựa trên nguyên tắc lãnh thổ. Đây là một thành tựu rất đáng ghi nhận vì thông qua những thỏa thuận này, các quốc gia đã xây dựng được hệ thống những nguyên tắc mà tất cả các thành viên đều phải tôn trọng và tuân thủ. Cụ thể, các quốc gia thành viên phải bảo hộ quyền sở hữu đối với nhãn hiệu của một công ty của thành viên điều ước quốc tế mà mình tham gia giống hệt với nhãn hiệu của công ty tại chính nước mình (Nguyên tắc đối xử quốc gia).
Chẳng hạn, Việt Nam và Pháp đều là quốc gia thành viên của điều ước quốc tế thì Việt Nam phải đối xử với những doanh nghiệp đến từ Pháp như đối với doanh nghiệp Việt Nam. Nhờ có những quy tắc quốc tế chung thống nhất đó mà, việc khi nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam, về nguyên tắc, sẽ không có bất kỳ sự khác biệt nào như khi đăng ký nhãn hiệu tại các quốc gia khác. Tuy nhiên, trên thực tiễn, việc khi nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam thường đòi hỏi một số những yêu cầu, hoặc khó khăn về ngôn ngữ của tài liệu như sau:
Quyền đăng ký nhãn hiệu:
Theo điều 89 luật SHTT, cá nhân nước ngoài không thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài không có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam không thể tự mình nộp đơn đăng ký Nhãn hiệu mà phải ủy quyền đăng ký thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam
Rào cản ngôn ngữ:
Cá nhân nước ngoài thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam có thể tự mình đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam, tuy nhiên sẽ gặp phải những khó khăn do rào cản ngôn ngữ bởi lẽ: Người nộp đơn phải điền thông tin đăng ký vào đơn mẫu bằng Tiếng Việt, nộp đơn cùng với các tài liệu chứng minh quyền đăng ký, quyền ưu tiên, hoặc những tài liệu bổ trợ khác. Những tài lệu này có thể được lập bằng tiếng nước ngoài nhưng bắt buộc phải dịch sang tiếng Việt theo yêu cầu của cơ quan quản ý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.
Để đơn được chấp nhận, mẫu Nhãn hiệu phải được mô tả bằng ngôn ngữ một cách rõ ràng để làm rõ những yếu tố cấu thành cũng như ý nghĩa của nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu có nghĩa); nếu nhãn hiệu có chứa những từ, cụm từ bằng tiếng nước ngoài, thì những từ, cụm từ đó phải được dịch sang tiếng Việt.
Thời gian để yêu cầu quyền ưu tiên:
Quyền ưu tiên sẽ không được tự động ghi nhận theo quy định của pháp luật Việt Nam; do đó, yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (nếu có) phải được ghi rõ trong đơn đăng ký nhãn hiệu cùng với bản sao đơn đăng ký đã nộp tại cơ quan đăng ký Sở hữu trí tuệ đầu tiên.
Nguyên tắc người nộp đơn đầu tiên:
Tại Việt Nam, nguyên tắc “Người nộp đơn đầu tiên” được áp dụng, nguyên tắc này hoàn toàn khác so với nguyên tắc “Người sử dụng đầu tiên”. nguyên tắc “Người nộp đơn đầu tiên” nghĩa là quyền đăng ký Nhãn hiệu chỉ có thể được ghi nhận thông qua việc đăng ký nhãn hiệu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, không quan trọng là nhãn hiệu đó đã được sử dụng ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào. Do đó, nếu khách hàng đến từ những quốc gia áp dụng nguyên tắc “Người sử dụng đầu tiên” tức quyền đăng ký nhãn hiệu được công nhận thông qua quá trình sử dụng nhãn hiệu như Mỹ, Philippines, Australia, and New Zealand nên lưu ý đến sự khác biệt này.
Tóm lại, những điều ước/ thỏa thuận quốc tế đã xây dựng một hệ thống quy tắc hài hòa hóa có lợi cho các công ty đa quốc gia để bảo vệ nhãn hiệu của mình ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia. Một đại diện sở hữu công nghiệp tại Việt Nam có thể sẽ giúp đỡ các công ty đa quốc gia trong việc giải quyết những khó khăn về ngôn ngữ và những yêu cầu đặc biệt của cơ quan nhà nước.