Tư vấn viết bản mô tả và phân loại sáng chế Quốc tế IPC cho sáng chế/giải pháp hữu ích

Giải pháp kỹ thuật đáp ứng các điều kiện quy định trong pháp luật và được đăng ký bảo hộ thì được cấp bằng độc quyền sáng chế. Chủ sở hữu sáng chế nên sử dụng dịch vụ tư vấn viết mô tả và phân loại sáng chế quốc tế IPC cho sáng chế trước khi nộp đơn đăng ký.

Đọc thêm: Điều kiện để sáng chế được bảo hộ

Đọc thêm: Cơ chế bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng

1. Bản mô tả sáng chế/giải pháp hữu ích là gì?

Bản mô tả sáng chế là giấy tờ cần có trong hồ sơ đăng ký sáng chế. Bản mô tả gồm 3 nội dung: phần mô tả, yêu cầu bảo hộ và hình vẽ trong đó phải thể hiện được:

– Tên sáng chế/giải pháp hữu ích thể hiện vắn tắt được đối tượng trong đơn đăng ký, ngắn gọn và không mang tính khuếch trương hoặc quảng cáo;

– Lĩnh vực sử dụng sáng chế/giải pháp hữu ích;

– Tình trạng kỹ thuật của lĩnh vực sử dụng sáng chế tại thời điểm nộp đơn;

– Bản chất kỹ thuật của sáng chế/giải pháp hữu ích;

– Mô tả vắn tắt hình vẽ kèm theo (nếu có);

– Mô tả các phương án thực hiện sáng chế/giải pháp hữu ích;

– Ví dụ thực hiện sáng chế/giải pháp hữu ích;

– Những lợi ích (hiệu quả) có thể đạt được.

phan loai sang che quoc te
sang che dong co xe may

2. Tư vấn viết bản mô tả sáng chế/giải pháp hữu ích

Mô tả sáng chế/giải pháp hữu ích là hoạt động khó yêu cầu kinh nghiệm và hiểu biết nhất định về sở hữu trí tuệ. Khách hàng có thể sử dụng dịch vụ hỗ trợ do LNP Law cung cấp để viết bản mô tả sáng chế/giải pháp hữu ích. LNP Law tiến hành các công việc sau để mô tả sáng chế/giải pháp hữu ích cho khách hàng có nhu cầu:

– Tư vấn để khách hàng lựa chọn được tên sáng chế/giải pháp hữu ích đúng với yêu cầu pháp luật;

– Hỗ trợ khách hàng mô tả sáng chế/giải pháp hữu ích, bản chất kỹ thuật, hình vẽ, phương án thực hiện;

– Đưa ra các ví dụ thực hiện sáng chế/giải pháp hữu ích, lợi ích có thể đạt được để khách hàng lựa chọn;

– Xác định phạm vi bảo hộ sáng chế/giải pháp hữu ích để tư vấn cho khách hàng.

Dịch vụ viết, tư vấn viết bản mô tả sáng chế/giải pháp hữu ích nằm trong gói dịch vụ đăng ký sáng chế do LNP Law cung cấp. Với đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, Chúng tôi tự tin đem đến dịch vụ chất lượng với giá cả cạnh tranh nhất cho khách hàng có nhu cầu.

phan loai sang che quoc te
ban mo ta sang che dong co xe may

3. Phân loại sáng chế quốc tế IPC cho sáng chế/giải pháp hữu ích

Bảng phân loại sáng chế quốc tế (International Patent Classification) hay còn gọi là IPC được xây dựng trên cơ sở Thoả ước về Phân loại sáng chế quốc tế. IPC phân thành 8 phần với khoảng 70.000 phân nhóm trong đó gồm:

– Phần A – Các nhu cầu đời sống con người;

– Phần B – Các quy trình công nghệ – Giao thông vận tải;

– Phần C – Hoá học; Luyện kim;

– Phần D – Dệt; Giấy;

– Phần E – Xây dựng; Mỏ;

– Phần F – Cơ khí; Chiếu sáng; Cấp nhiệt; Vũ khí; Chất nổ;

– Phần G – Vật lý;

– Phần H – Điện.

Việc Nam chưa tham gia Thoả ước Stasbourg nhưng sử dụng IPC trong quá trình đăng ký sáng chế. Việc sử dụng IPC giúp việc tra cứu sáng chế được dễ dàng, thuận tiện và nhanh chóng.

Trường hợp người nộp đơn đăng ký sáng chế không phân loại hoặc phân loại không chính xác thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành phân loại và thu phí 100.000 đồng/01 phân loại sáng chế quốc tế. Khách hàng sử dụng dịch vụ đăng ký sáng chế do LNP Law cung cấp sẽ được chúng tôi hỗ trợ phân loại sáng chế theo IPC miễn phí.

 

******** Các chuyên mục khác có liên quan *********

Đăng ký nhãn hiệu tại Hà Nội

Đăng ký nhãn hiệu tại Vũng tàu

Đăng ký nhãn hiệu tại TP. HCM ; Nộp đơn chỉ 01 ngày

Đăng ký nhãn hiệu tại Đà Nẵng

Dịch vụ tư vấn gia hạn nhãn hiệu hàng hóa

Thủ tục đề nghị hủy bỏ văn bằng bảo hộ và chấm dứt hiệu lực năm 2020

Hợp đồng li-xăng sơ cấp là gì?

Đăng ký bản quyền sáng chế trước hành vi nhái, trộm cắp tinh vi

Tư vấn viết bản mô tả và phân loại sáng chế Quốc tế IPC cho sáng chế/giải pháp hữu ích

Phản đối, khiếu nại và hủy bỏ hiệu lực bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích

Tư vấn hợp đồng li-xăng nhãn hiệu độc quyền

Hướng dẫn đăng ký nhãn hiệu ( thương hiệu) tại Cambodia