Việt Nam vẫn được xếp vào nhóm các quốc gia có hoạt động xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ diễn ra phổ biến và phức tạp. Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ngày càng tăng và trở nên tinh vi hơn. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phổ biến và biện pháp bảo vệ.
1. Thực trạng xâm phậm quyền sở hữu trí tuệ
Sự phổ biến của công nghệ thông tin cùng mạng xã hội khiến Internet trở thành mảnh đất màu mỡ cho các hoạt động xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Chủ yếu diễn ra thông qua phát tán phim, chương trình truyền hình, tác phẩm văn học, âm nhạc, V/v thông qua các website mà không được sự cho phép của chủ sở hữu. Việc chia sẻ, sử dụng các phần mềm bẻ khoá cũng diễn ra rất phổ biến. Các tác phẩm văn học, nghệ thuật bị in lậu, làm giả với số lượng lớn trên thị trường.
Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến nhãn hiệu tại Việt Nam cũng rất phổ biến. Việc sản xuất, nhập khẩu, mua bán hàng hoá mạo danh nhãn hiệu, hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp ngày cang tinh vi hơn. Người tiêu dùng do không nắm chắc thông tin, không có kiến thức nhận diện vì vậy cũng không thể tự bảo vệ mình.
Công tác đấu tranh của các đơn vị như hải quan, quản lý thị trường, cảnh sát kinh tế chưa tương xứng với hoạt động xâm phạm sở hữu trí tuệ. Đa số người dân vẫn quen với việc nghe nhạc miễn phí, xem phim, đọc sách lậu, V/v. Đây chính là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ngày càng tăng ở Việt Nam
2. Biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
Để bảo vệ tài sản trí tuệ thuộc sở hữu của mình cá nhân, tổ chức có thể thực hiện các biện pháp sau đây:
– Đăng ký bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp ngay tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đây là hoạt động mà nhiều tổ chức, cá nhân vẫn xem nhẹ khiến nguy cơ bị mất, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tăng cao;
– Sử dụng các phương pháp công nghệ để thêm dấu hiệu nhận diện, phân biệt vào hàng hoá, dịch vụ do mình sản xuất, cung cấp trên thị trường để tăng khả năng bảo vệ quyền sở hữu tuệ trước hành vi làm giả, làm nhái. Nhiều doanh nghiệp sản xuất hàng hoá áp dụng hiện nay áp dụng phương pháp này do dễ thực hiện. Có thể kể đến một số biện pháp như dán tem chống hàng giả, thêm chi tiết phát sáng dưới tia cực tím, V/v cho hàng hoá;
– Khi phát hiện có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thì ngay lập tức yêu cẩu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm chấm dứt hành vi, xin lỗi công khai, cải chính, bồi thường thiệt hại. Biện pháp này ít mạng lại hiệu quả trên thực tế do không có tính răn đe;
– Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền như cảnh sát kinh tế, quản lý thị trường, hải quan, V/v xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Phương pháp này sẽ mất thời gian do các cơ quan cần tiến hành điều tra, khám xét mới có thể xử lý;
– Khởi kiện tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ra Toà án yêu cầu bồi thường thiệt hại. Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay do quyết định, bản án của Toà án mang tính bắt buộc thực hiện và có tính răn đe cao.