Hiện nay hành vi vi phạm nhãn hiệu diễn ra phổ biến và phức tạp trên phạm vi cả nước. Đây là hành vi vi phạm pháp luật nên bị cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền xử lý.
Bài viết: Doanh nghiệp cần làm gì khi phát hiện thương hiệu của mình bị sử dụng bởi đối thủ?
Mục lục
Vi phạm nhãn hiệu là gì
Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định: Xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu là hành vi: “Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ.”
Đơn yêu cầu xử lý vi phạm
Để tiến hành xử lý vi phạm nhãn hiệu, cá nhân, doanh nghiệp là chủ sở hữu hợp pháp của nhãn hiệu cần chuẩn bị những tài liệu sau: (Căn cứ pháp lý: Thông tư 11/2015/TT-BKHCN)
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có chứng thực hợp pháp.
– Thông tin của bên vi phạm gồm tên công ty, địa điểm kinh doanh hoặc các giấy tờ tài liệu khác.
– Những tài liệu chứng minh vi phạm của đối tượng bị nghi ngờ như : Mẫu nhãn hiệu của doanh nghiệp và mẫu nhãn hiệu của bên vi phạm; Bản giải trình, so sánh giữa sản phẩm bị xem xét với đối tượng được bảo hộ; Biên bản, lời khai, tài liệu khác nhằm chứng minh xâm phạm
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp hoặc chứng minh thư công chứng đối với chủ văn bằng nhãn hiệu là cá nhân;
– Thực hiện giám định nhãn hiệu để có chứng cứ chứng minh việc vi phạm của bên vi phạm so với nhãn hiệu đã được bảo hộ.
Vi phạm nhãn hiệu sẽ bị xử lý như thế nào?
Biện pháp dân sự
Khi có tranh chấp quyền Sở hữu trí tuệ, chủ thể quyền Sở hữu trí tuệ có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Toà án nhân dân cấp tỉnh, thành phố giải quyết. Bản án, quyết định của Toà án buộc bên xâm phạm nhãn hiệu phải: chấm dứt hành vi vi phạm; xin lỗi, cải chính công khai; bồi thường thiệt hại.
Biện pháp hành chính
Chủ sở hữu khi phát hiện có hành vi xâm phạm có thể yêu cầu cơ quan chức năng xử lý hành vi xậm phạm của bên vi phạm. Tùy theo từng địa phương, tính chất của vụ việc mà cơ quan có thẩm quyền có thể được chọn theo quy định tại Điều 11, Nghị định số 99/2013/NĐ-CP
Chế tài hình sự
Ngoài ra, việc vi phạm nhãn hiệu có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội xâm phạm quyền Sở hữu công nghiệp quy định tại Điều 226 Bộ luật Hình sự 2015
Cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm nhãn hiệu
Một trong những nội dung quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ được quy định gồm thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về sở hữu trí tuệ; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ. Như vậy chỉ có các cơ quan nhà nước mới có thẩm quyền tiến hành xử lý hành vi vi phạm nhãn hiệu. Tổ chức, cá nhân không có quyền và nghĩa vụ tiến hành hoạt động này.
Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm nhãn hiệu gồm:
– Toà án nhân dân các cấp
– Thanh tra tỉnh/thành phố
– Cục quản lý thị trường tỉnh/thành phố
– Cục Hải quan tỉnh/thành phố
– Phòng cảnh sát kinh tế Công an tỉnh/thành phố
– Uỷ ban nhân dân cấp quận/tỉnh.
Căn cứ vào phạm vi nhiệm vu, quyền hạn của cơ quan mình, các cơ quan trên tiến hành hoạt động xử lý xâm phạm nhãn hiệu phù hợp. Ví dụ: Toà án có thẩm quyền áp dụng các biện pháp dân sự, hình sự trong khi kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thuộc thẩm quyền của cơ quan hải quan.
Tại sao bạn nên sử dụng dịch vụ của chúng tôi?
Với hơn 10 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực luật pháp lý với đội ngũ nhân viên nhiệt tình, giàu kinh nghiệm. LNP LAW tự tin mang đến dịch vụ tốt nhất cho khách hàng trong các lĩnh vực Đầu tư, Sở hữu trí tuệ, Kinh doanh, Giấy phép con. Bài viết trên đã trả lời thắc mắc của Quý khách hàng về Xử lý vi phạm nhãn hiệu.
Khách hàng có nhu cầu bảo vệ quyền sở hữu đối với nhãn hiệu có thể sử dụng các dịch vụ do chúng tôi cung cấp:
– Tư vấn, hỗ trợ, trả lời các câu hỏi và thắc mắc của khách hàng liên quan đến bảo vệ quyền sở hữu đối với nhãn hiệu;
– Soạn thảo hồ sơ yêu cầu xử lý vi phạm nhãn hiệu;
– Nộp hồ sơ, theo dõi, lấy kết quả tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đại diện khách hàng giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình xử lý vi phạm nhãn hiệu;
– Các công việc khác theo yêu cầu của khách hàng.