Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 2020

Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài hiện đang rất phổ biến tại Việt Nam bởi pháp luật Việt Nam có nhiều chính sách ưu đãi đầu tư trong ngành kinh tế. Vậy, thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật là gì?

1. Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài là gì?

– Tổ chức kinh tế là tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và các tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.

– Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.

– Trong đó, nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

2. Tại Việt Nam, pháp luật quy định về việc thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài như thế nào?

2.1 Căn cứ pháp lý:

  • Luật đầu tư năm 2014 và văn bản hướng dẫn thi hành;
  • Luật doanh nghiệp năm 2014 và văn bản hướng dẫn thi hành;
  • Văn bản pháp luật chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực đầu tư.
  • Hiệp định thương mại với các nước nhà đầu tư nước ngoài mang quốc tịch.
  • Nghị định số 09/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật thương mại và Luật quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

2.2 Thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư tại Việt Nam:

– Nhà đầu tư nước ngoài thành lập công ty thực hiện thủ tục như sau:
  • Thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại các Điều 29, 30 và 31 Nghị định 118/2015/NĐ-CP
  • Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định trên, nhà đầu tư thực hiện thủ tục thành lập tổ chức kinh tế để triển khai dự án đầu tư và các hoạt động kinh doanh.
– Hồ sơ, trình tự, thủ tục thành lập tổ chức kinh tế thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp hoặc pháp luật khác tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế. Cơ quan đăng ký kinh doanh không được yêu cầu nhà đầu tư nộp thêm bất kỳ loại giấy tờ nào khác ngoài hồ sơ theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp hoặc pháp luật khác tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế; không xem xét lại nội dung đã được quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
– Vốn điều lệ của tổ chức kinh tế do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện dự án đầu tư không nhất thiết phải bằng vốn đầu tư của dự án đầu tư. Tổ chức kinh tế thành lập theo quy định thực hiện góp vốn và huy động các nguồn vốn khác để thực hiện dự án đầu tư theo tiến độ quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

2.3 Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

  • Mã số dự án đầu tư.
  • Tên, địa chỉ của nhà đầu tư.
  • Tên dự án đầu tư.
  • Mục tiêu, quy mô dự án đầu tư.
  • Địa điểm thực hiện dự án đầu tư; diện tích đất sử dụng.
  • Vốn đầu tư của dự án (gồm vốn góp của nhà đầu tư và vốn huy động), tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn.
  • Thời hạn hoạt động của dự án.
  • Tiến độ thực hiện dự án đầu tư: tiến độ xây dựng cơ bản và đưa công trình vào hoạt động (nếu có); tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động, hạng mục chủ yếu của dự án, trường hợp dự án thực hiện theo từng giai đoạn, phải quy định mục tiêu, thời hạn, nội dung hoạt động của từng giai đoạn.
  • Ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và căn cứ, điều kiện áp dụng (nếu có).
  • Quy định đối với nhà đầu tư thực hiện dự án.
  • Các điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện dự án (nếu có).

 

***** Các bài viết liên quan *****

Từng bước thành lập doanh nghiệp FDI tại Việt Nam

Đầu tư vào Việt Nam theo hợp đồng BT 2020

Đầu tư vào Việt Nam theo hợp đồng BCC năm 2020

Khác biệt giữa Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Tư vấn miễn phí thành lập công ty trọn gói tại Hà Nội

Các điều khoản cơ bản của hợp đồng thành lập công ty

Đầu tư ra nước ngoài là gì? Các lưu ý đối với nhà đầu tư khi lựa chọn hình thức đầu tư này

Thủ tục thay đổi nhà đầu tư mới nhất năm 2020