PHÁP LUẬT
Đầu Tư nước ngoài

Điền thông tin yêu cầu ngay dưới đây để Luật sư liên hệ tư vấn miễn phí.

01

Quy trình thành lập công ty 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam:

  • Đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, thời gian 20-25 ngày làm việc
  • Đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp 3-5 ngày làm việc
  • Khắc dấu, công bố mẫu dấu, thời gian 3 ngày làm việc
  • Mở tài khoản ngân hàng, thời gian 1 ngày làm việc
  • Làm thủ tục kê khai thuế ban đầu, thời gian 5 – 10 ngày làm việc
 

02

Giấy tờ bạn cần chuẩn bị:

A. Nếu nhà đầu tư là tổ chức
  • CMND/ CCCD/ Hộ chiếu của người đại diện phần vốn (5 bản)
  • Giấy phép công ty + Điều lệ công ty: Sao y có hợp pháp hóa lãnh sự (Nếu là tổ chức nước ngoài)
  • Thỏa thuận/ hợp đồng thuê văn phòng (5 bản)
  • Báo cáo tài chính có kiểm toán 2 năm gần nhất – (hợp pháp hóa lãnh sự dịch tư pháp nếu là tổ chức nước ngoài) – (chú ý: báo cáo tài chính phải dương) (2 bản) HOẶC Sao kê tài khoản ngân hàng
B. Nếu nhà đầu tư là cá nhân
  • Hộ chiếu của nhà đầu tư  (5 bản)
  • Sao kê số dư tài khoản ngân hàng của cá nhân (số dư ít nhất phải bằng số vốn góp (hợp pháp hóa lãnh sự- dịch công chứng nếu ở nước ngoài))- 3 bản
C. CÁC GIẤY TỜ CHUẨN BỊ CHUNG
  • Hợp đồng thuê địa điểm – 1 bản chính
  • Hộ chiếu/CMND của đại diện pháp luật công ty mới – 5 bản sao y
 

03

Thời gian và kết quả:

  • 30 – 40 ngày làm việc kể từ ngày bạn gửi cho LNP LAW toàn hộ tài liệu cần thiết.

Kết quả Nhà đầu tư nhận được:

  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (IRC);
  • Giấy chứng nhận đăng ký Doanh nghiệp (ERC);
  • Con dấu công ty và con dấu giám đốc;
  • Thông báo mẫu dấu hợp lệ và Đăng công báo trên Cổng thông tin Sở KH & ĐT;
  • Tài khoản vốn.
 

giấy phép kinh doanh

Tuỳ thuộc vào ngành nghề kinh doanh của Nhà đầu tư, nếu là ngành nghề kinh doanh có điều kiện cần làm thủ tục cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực đó.

➡ LNP LAW hỗ trợ làm thị thực, Tạm trú cho Nhà đầu tư;
➡ Giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài;
➡ Tư vấn, hỗ trợ nhà đầu tư các vấn đề pháp lý về Người đại diện theo pháp luật; Địa chỉ trụ sở chính; Kế toán – Thuế

gIAO DỊCH BẤT ĐỘNG SẢN

LNP LAW hỗ trợ Nhà đầu tư THUÊ NHÀ XƯỞNG trong và ngoài Khu Công nghiệp; thuê nhà ở... và các Giao dịch BẤT ĐỘNG SẢN khác.

➡ LNP LAW hỗ trợ làm thị thực, Tạm trú cho Nhà đầu tư;
➡ Giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài;
➡ Tư vấn, hỗ trợ nhà đầu tư các vấn đề pháp lý về Người đại diện theo pháp luật; Địa chỉ trụ sở chính; Kế toán – Thuế

Báo giá:

Liên hệ ngay LNP LAW để nhận báo giá chi tiết

Quy trình và thời gian:

    • Xin cấp giấy phép đăng ký hoạt động văn phòng đại diện/chi nhánh: 15 – 20 ngày làm việc
    • Đăng ký khắc dấu cho Văn phòng đại diện: 3 ngày làm việc
    • Mở tài khoản ngân hàng cho Văn phòng đại diện, thời gian: 1 ngày
    • Đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuế (Cấp mã số thuế): 2 – 5 ngày làm việc

Tổng thời gian dự kiến: 20 – 30 ngày làm việc

 

dau tu
dau tu

Hồ sơ cần chuẩn bị:

    • ĐKKD công ty mẹ: bản sao công chứng (có hợp pháp hóa lãnh sự);
    • Báo cáo tài chính có kiểm toán 1 năm hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương chứng minh sự tồn tại và các hoạt động thực sự của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất: bản sao công chứng (có hợp pháp hóa lãnh sự);
    • Hộ chiếu/ CMND/ CCCD của người đứng đầu Văn phòng đại diện;
    • Thỏa thuận/ Hợp đồng thuê văn phòng hoặc giấy tờ chứng minh được quyền sở hữu địa điểm trụ sở.

 

Báo giá:

Liên hệ ngay LNP LAW để nhận báo giá chi tiết

Quy trình và thời gian:

Quy trình, thời gian thực hiện việc chuyển nhượng vốn cho nhà đầu tư nước ngoài như sau:

    • Bước 1: Đề nghị cấp công văn chấp thuận góp vốn/mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư, thời gian 15 – 20 ngày làm việc;
    • Bước 2: Thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, thời gian 3 – 5 ngày làm việc

Tổng thời gian: 20 – 25 ngày làm việc

Hồ sơ cần chuẩn bị:

Để thực hiện thủ tục, bạn cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:

    • Hộ chiếu: sao y chứng thực 5 bản (Nếu Nhà đầu tư là cá nhân);
    • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty góp vốn/mua cổ phần, phần vốn góp: sao y chứng thực và có hợp pháp hóa lãnh sự (Nếu nhà đầu tư là tổ chức);
    • Xác nhận số dư tài khoản ngân hàng;
    • Báo cáo tài chính 1 năm gần nhất: sao y chứng thực, hợp pháp hoá lãnh sự (Nếu Nhà đầu tư là tổ chức);
    • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty nhận Góp vốn/Cổ phần;

Báo giá:

Liên hệ ngay LNP LAW để nhận báo giá chi tiết

Hình thức đầu tư ra nước ngoài

Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo các hình thức sau đây:

➡ Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;

➡ Thực hiện hợp đồng BCC ở nước ngoài;

➡ Mua lại một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý và thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại nước ngoài;

➡ Mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài;

➡ Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.

Quy trình và thời gian

➡ Bộ KH&ĐT gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có liên quan, thời gian: 3 ngày làm việc;

➡ Cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định về những nội dung thuộc thẩm quyền quản lý, thời gian: 15 ngày làm việc

    • Dự án cần Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư, Bộ KH&ĐT tổ chức thẩm định và lập báo cáo thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ, thời gian: 30 ngày làm việc;
    • Dự án cần Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư: Liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn Chi tiết.

➡ Bộ KH&ĐT ra Quyết định và cấp GCN đầu tư ra nước ngoài.

➡ Thực hiện thành lập Doanh nghiệp tại Nước ngoài theo thủ tục và luật pháp Quốc gia mà Nhà đầu tư lựa chọn

Hồ sơ cần chuẩn bị

➡ Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân;

➡ Giấy phép đầu tư/ GCN đầu tư/GCN đăng ký kinh doanh/Quyết định thành lập (Nếu Nhà đầu tư là tổ chức);

➡ Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất; Cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; Cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; Bảo lãnh về năng lực tài chính;

➡ Cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản của tổ chức tín dụng được phép cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư;

➡ Xác nhận không nợ thuế của Cơ quan thuế;

➡ Quyết định đầu tư ra nước ngoài;

➡ Hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh/Địa chỉ trụ sở tại nước ngoài.

Báo giá:

Liên hệ ngay LNP LAW để nhận báo giá chi tiết

KINH NGHIỆM
TƯ VẤN ĐẦU TƯ nước ngoài

LNP LAW cung cấp dịch vụ tư vấn và hỗ trợ Doanh nghiệp những giải pháp hiệu quả và tối ưu nhất.

Liên hệ Hotline: 096 889 6603 hoặc Email: lawyer@lnplegal.com để được hỗ trợ.

Vui lòng xem thêm dịch vụ khác tại LNP LAW

Câu hỏi thường gặp (FAQ)

Không phải mọi dự án đầu tư đều phải thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà luật đầu tư năm 2014 quy định chỉ những dự án đầu tư sau đây mới phải làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (thủ thục đăng ký đầu tư):

Theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật đầu tư 2014 thì các dự án đầu tư bắt buộc phải đăng ký đầu tư gồm:

Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;

          Tổ chức kinh tế đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hợp đồng BCC thuộc một trong các trường hợp sau:

          Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;

          Có tổ chức kinh tế nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên;

          Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế  nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên.

Các dự án đầu tư khác không phải thực hiện thủ tục đầu tư bao gồm:

          Dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước;

          Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế thực hiện đầu tư thành lập tổ chức kinh tế, đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tỏ chức kinh tế; đầu tư theo hợp đồng BCC không thuộc một trong các trường hợp phải thực hiện thủ tục đầu tư ở trên;

          Dự án đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế.

Lưu ý đối với các dự án đầu tư phải xin quyết định chủ trương thì phải thực hiện thủ tục xin quyết định chủ trương trước, sau khi được quyết định chủ trương thì mới thực hiện dự án đầu tư.

DỰ ÁN DO THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ CHẤP THUẬN CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ

(1) Các dự án đầu tư không phân biệt nguồn vốn, quy mô đầu tư trong những lĩnh vực sau:

+   Xây dựng và kinh doanh cảng hàng không; vận tải hàng không;

+   Xây dựng và kinh doanh cảng biển quốc gia;

+   Thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí; thăm dò, khai thác khoáng sản;

+   Phát thanh, truyền hình;

+   Kinh doanh casino;

+   Sản xuất thuốc lá điếu;

+   Thành lập cơ sở đào tạo đại học;

+   Thành lập khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế.

(2) Dự án đầu tư không thuộc quy định tại điểm 1 trên đây, không phân biệt nguồn vốn và có quy mô vốn đầu tư từ 1.500 tỷ đồng Việt Nam trở lên trong những lĩnh vực sau:

+   Kinh doanh điện; chế biến khoáng sản; luyện kim;

+   Xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt, đường bộ, đường thuỷ nội địa;

+   Sản xuất, kinh doanh rượu, bia.

(3) Dự án có vốn đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực sau:

+   Kinh doanh vận tải biển;

+   Thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ bưu chính, chuyển phát, viễn thông và internet; thiết lập mạng truyền dẫn phát sóng;

+   In ấn, phát hành báo chí; xuất bản;

+   Thành lập cơ sở nghiên cứu khoa học độc lập.

(4) Trường hợp dự án đầu tư quy định tại các điểm 1, 2, 3 trên đây nằm trong quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc ủy quyền phê duyệt và đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư mà không phải trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư.

(5) Trường hợp dự án đầu tư quy định tại các điểm 1, 2, 3 trên đây không nằm trong quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc  ủy quyền phê duyệt hoặc dự án không đáp ứng các điều kiện mở cửa thị trường quy định tại điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư chủ trì, lấy ý kiến Bộ quản lý ngành, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan khác có liên quan để tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư.

(6) Trường hợp dự án đầu tư quy định tại các điểm 1, 2, 3 trên đây thuộc lĩnh vực chưa có quy hoạch thìcơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư lấy ý kiến Bộ quản lý ngành, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan khác có liên quan để tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư.

DỰ ÁN DO ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ

(1) Dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, bao gồm cả các dự án đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư.

(2)  Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao đối với những địa phương chưa thành lập Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao.

DỰ ÁN DO BAN QUẢN LÝ KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT, KHU CÔNG NGHỆ CAO, KHU KINH TẾ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ

(1)  Dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, bao gồm cả các dự án đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư.

(2)  Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư

– Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư thực hiện trên  địa bàn quy định đã nêu thuộc thẩm quyền của UBND.

– Ban Quản lý tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư thực hiện trên địa bàn quy định đã nêu thuộc thẩm quyền của BQL.

– Đối với dự án đầu tư thực hiện trên địa bàn chưa được quy định thuộc quản lý hành chính của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc dự án đầu tư thực hiện trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì hồ sơ dự án đầu tư được nộp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi nhà đầu tư đặt hoặc dự kiến đặt trụ sở chính hoặc chi nhánh hoặc văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư đó

– Cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ dự án đầu tư và làm các thủ tục đầu tư theo quy định của Nghị định này.

Tham khảo quy trình, thủ tục cho nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam tại đây.

Hợp đồng PPP là Hợp đồng đầu tư theo hình thức đối tác công tư. Đây là loại hợp đồng được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để thực hiện dự án đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp, mở rộng, quản lý và vận hành công trình kết cấu hạ tầng hoặc cung cấp dịch vụ công.

Hợp đồng PPP có một số đặc điểm như là:

– Một bên chủ thể ký hợp đồng là cơ quan nhà nước;

– Hợp đồng liên quan đến hạ tầng và dịch vụ công.

Các loại hợp đồng PPP bao gồm: BOT, BTO, BT, BO, BTL, BTL, O&M.

Theo quy định tại khoản 9 Điều 3 Luật Đầu tư 2014 thì hợp đồng hợp tác kinh doanh (Business Cooperation Contract) là hợp đồng được ký kết giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh để phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế. Vì vậy, hình thức này tương đối tiện lợi cho các nhà đầu tư.

Khi một tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam, mà trong đó:

Nhà đầu tư nước ngoài/Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài nắm giữ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài (với công ty hợp danh) thì tuân theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài;

Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khi ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Tham khảo quy trình, thủ tục đầu tư ra nước ngoài tại đây.

Theo Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp, Công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài được thành lập tại Việt Nam. Công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân (theo pháp luật Việt Nam), được thành lập và hoạt động kể từ ngày được cấp giấy phép đầu tư.

Ngoài ra, công ty 100% vốn nước ngoài cũng có thể được thành lập theo quy định của luật chuyên ngành, như công ty luật, ngân hàng, tổ chức tín dụng…

Dưới đây chúng tôi đề cập thủ tục thành lập công ty 100% vốn nước ngoài theo Luật Đầu tư 2014 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2015). Đây là các thủ tục hành chính khá phức tạp, liên quan đến nhiều cơ quan chức năng và cần sự hỗ trợ của luật sư doanh nghiệp (luật sư chuyên sâu về luật doanh nghiệp và luật đầu tư…)

(1) THỦ TỤC ĐĂNG KÝ CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ

Khi vào Việt Nam thực hiện dự án nhà đầu tư nước ngoài phải tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trong nhiều trường hợp nhà đầu tư phải đăng ký chủ trương đầu tư với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Hồ sơ đăng ký chủ trương đầu tư (Liên hệ với công ty luật LNP để được hỗ trợ)

Cơ quan nộp hồ sơ: Cơ quan đăng ký đầu tư

Thời gian: Từ 35-40 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ

(2) THỦ TỤC XIN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ

Tham khảo hướng dẫn chi tiết thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư tại đây.

(3) THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY 100% VỐN NƯỚC NGOÀI

Tham khảo hướng dẫn chi tiết quy trình, thủ tục thành lập công ty 100% vốn nước ngoài tại đây.

Theo quy định của Luật Đầu tư năm 2014, người nước ngoài được thành lập công ty tại Việt Nam. Tuy nhiên, trước khi thành lập công ty tại Việt Nam, người nước ngoài phải có dự án đầu tư và thực hiện các thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, đồng thời phải đáp ứng các điều kiện sau:

Về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ: nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu vốn điều lệ trong công ty Việt Nam mà không bị hạn chế, trừ các trường hợp sau:

– Tỷ lệ sở hữu của người nước ngoài trong công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán phải đáp ứng các quy định của pháp luật về chứng khoán.

– Tỷ lệ sở hữu của người nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo các hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước.

– Tỷ lệ sở hữu của người nước ngoài không thuộc các trường hợp trên thực hiện theo các quy định khác của pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Người nước ngoài thực hiện các hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động động phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật Đầu tư, các văn bản pháp luật có liên quan và các điều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Thương nhân nước ngoài được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ này công nhận;

Thương nhân nước ngoài đã hoạt động ít nhất 05 năm, kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký;

Trong trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài có quy định thời hạn hoạt động thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 01 năm tính từ ngày nộp hồ sơ;

Nội dung hoạt động của Chi nhánh phải phù hợp với cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và phù hợp với ngành nghề kinh doanh của thương nhân nước ngoài;

Trường hợp nội dung hoạt động của Chi nhánh không phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, việc thành lập Chi nhánh phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành.

Theo quy định Luật đầu tư, Nghị định số 118/2015 hướng dẫn chi tiết Luật Đầu tư, Thông tư số 16/2015/TT-BKHĐT quy định biểu mẫu thực hiện thủ tục đầu tư và báo cáo hoạt động đầu tư tại Việt Nam thì quy trình thực hiện điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư đến thời điểm hiện tại thực hiện theo các bước như sau:

(1) Thực hiện thủ tục điều chỉnh và cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (phần dự án đầu tư cũ) theo thủ tục đầu tư;

(2) Thay đổi nội dung liên quan trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

(3) Đăng Thông tin đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia;

(4) Điều chỉnh hoặc cấp mới Giấy phép đăng ký kinh doanh: Chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp bổ sung thêm ngành nghề thực hiện quyền phân phối hàng hoá.

Lưu ý: Đối với doanh nghiệp chưa thực hiện thủ tục tách Giấy chứng nhận đầu tư thành Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải thực hiện tách Giấy chứng nhận đầu tư, cấp lại dấu pháp nhân, đăng bố cáo mẫu dấu công ty.

Đối với doanh nghiệp có sự thay đổi tên công ty cần khắc lại dấu pháp nhân và công bố con dấu mới trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Các hình thức đầu tư ra nước ngoài bao gồm:

– Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;

– Thực hiện hợp đồng BCC ở nước ngoài;

– Mua lại một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý và thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại nước ngoài;

– Mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài;

– Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.

Chuyển nhượng dự án đầu tư được hiểu là việc Nhà đầu tư chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án của mình cho nhà đầu tư khác. Việc xin chuyển nhượng dự án đầu tư phải được chấp thuận bởi cơ quan đăng ký đầu tư hoặc một số cơ quan có thẩm quyền khác.

Khi chuyển nhượng dự án đầu tư, Nhà đầu tư có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án đầu tư cho nhà đầu tư khác khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

+ Dự án không thuộc một trong các trường hợp bị chấm dứt hoạt động;

+ Đáp ứng điều kiện đầu tư áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng dự án thuộc ngành, nghề đầu tư có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài;

+ Tuân thủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về kinh doanh bất động sản trong trường hợp chuyển nhượng dự án gắn với chuyển nhượng quyền sử dụng đất;

+ Điều kiện quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc theo quy định khác của pháp luật có liên quan (nếu có).

Đội ngũ Luật sư, Chuyên viên pháp lý chuyên về Đầu tư nước ngoài của LNP LAW sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan tới pháp luật Đầu tư nhanh nhất và hiệu quả nhất.