Tư vấn – Giải quyết vụ việc vi phạm bản quyền quốc gia & quốc tế

Hiểu thế nào về vi phạm bản quyền?

Vi phạm bản quyềnăn cắp bản quyền hay lậu là việc sử dụng các tác phẩm được bảo vệ bởi luật bản quyền một cách trái phép, trừ khi có sự cho phép, do đó vi phạm một số quyền độc quyền được cấp cho chủ bản quyền, như quyền sao chép, phân phối, hiển thị hoặc thực hiện công việc được bảo vệ, hoặc để thực hiện các tác phẩm phái sinh.

Chủ bản quyền thường là người tạo ra tác phẩm hoặc nhà xuất bản hoặc doanh nghiệp khác được giao bản quyền. Chủ bản quyền thường xuyên viện dẫn các biện pháp pháp lý và công nghệ để ngăn chặn và xử phạt vi phạm bản quyền.

Ước tính tác động kinh tế thực tế của việc vi phạm bản quyền rất khác nhau và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên, chủ bản quyền, đại diện của các ngành và các nhà lập pháp từ lâu đã mô tả hành vi vi phạm bản quyền là trộm cắp – ngôn ngữ mà một số tòa án Hoa Kỳ hiện nay coi là mang tính miệt thị hoặc gây tranh cãi.

Một số phương thức giải quyết tranh chấp bản quyền thường áp dụng

Tranh chấp vi phạm bản quyền thường được giải quyết thông qua đàm phán trực tiếp, thông báo và xử lý, hoặc kiện tụng tại tòa án dân sự. Vi phạm thương mại tổng hợp hoặc quy mô lớn, đặc biệt là khi liên quan đến hàng giả, đôi khi bị truy tố thông qua hệ thống tư pháp hình sự.

Thay đổi kỳ vọng của công chúng, tiến bộ trong công nghệ kỹ thuật số và sự tiếp cận ngày càng tăng của Internet đã dẫn đến sự vi phạm ẩn danh, phổ biến đến mức các ngành công nghiệp phụ thuộc bản quyền hiện nay ít tập trung vào việc theo đuổi các cá nhân tìm kiếm và chia sẻ nội dung được bảo vệ bản quyền trực tuyến, mà tập trung vào việc mở rộng bản quyền pháp luật công nhận và xử phạt, với tư cách là người xâm phạm gián tiếp, các nhà cung cấp dịch vụ và nhà phân phối phần mềm được cho là tạo điều kiện và khuyến khích các hành vi xâm phạm cá nhân của người khác.

Quy trình xử lý xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan

1. Lập vi bằng

Đây là thủ tục không bắt buộc. Mặc dù vậy, vẫn phải đảm bảo rằng bên vi phạm không thể gỡ bỏ hoàn toàn các bằng chứng về hành vi vi phạm, chủ sở hữu bản quyền (tác giả) nên tiến hành lập vi bằng đối với hành vi xâm phạm bản quyền tại văn phòng Thừa phát lại.

2. Giám định yếu tố xâm phạm

Để có căn cứ chắc chắn nhất trong việc xác định yếu tố xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm, chủ sở hữu (tác giả) nên yêu cầu Trung tâm giám định quyền tác giả (ECCR) trực thuộc Cục bản quyền tác giả thực hiện việc giám định quyền tác giả để xác định hành vi và yếu tố xâm phạm quyền đối với tác phẩm hay không?

Chúng tôi lưu ý rằng đây không phải là hoạt động bắt buộc, nhưng Trung tâm giám định quyền tác giả với tư cách là cơ quan trực thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch và là đơn vị duy nhất có chức năng giám định quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định của pháp luật. Do đó, kết luận giám định của cơ quan này là một trong những chứng cứ quan trọng để cơ quan có thẩm quyền làm căn cứ giải quyết vụ việc hoặc để các bên có liên quan giải quyết tranh chấp phát sinh.

3. Gửi thư cảnh báo

Tác giả có thể gửi thư cảnh báo cho bên có hành vi xâm phạm với yêu cầu thực hiện những hành động sau:

  • Ngừng ngay lập tức việc thực hiện hành vi vi phạm quyền tác giả;
  • Gỡ bỏ các yếu tố xâm phạm trên các phương tiện máy tính;
  • Cam kết chấm dứt hành vi vi phạm bằng văn bản;
  • Công khai xin lỗi trên báo, website…

Tuy đây không phải hành động bắt buộc trong quá trình xử lý, nhưng trên tinh thần thiện chí và để giải quyết vấn đề nhanh chóng, các bên có thể thực hiện công việc này.

Ngoài ra, trong một số trường hợp, các bên có thể gửi báo cáo tới các trang mạng xã hội Youtube, Facebook về hành vi xâm phạm và yêu cầu gỡ bỏ nội dung vi phạm bản quyền.

4. Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm pháp luật

Tùy thuộc vào tính chất, mức độ vi phạm mà Tác giả có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thụ lý và xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bản quyền.

5. Khởi kiện ra tòa án có thẩm quyền hoặc nộp đơn tố cáo cho cơ quan chức năng nếu có đủ căn cứ để xử lý hình sự.

Trong trường hợp sau khi thông báo về vi phạm nhưng dấu hiệu về hành vi vi phạm bản quyền vẫn tiếp tục xuất hiện, Tác giả có thể thực hiện gửi hồ sơ để đề nghị Toà án, Trọng tài thương mại, Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du Lịch, Quản lý thị trường tiến hành xử lý.

Liên hệ La Défense Law Firm để được tư vấn và giải quyết các tranh chấp liên quan đến vi phạm bản quyền trong phạm vi quốc gia và quốc tế.